Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2015

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết xác định tỉ lệ người kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai có kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm năm 2015. | Kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai năm 2015 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TẠI PHƯỜNG THỐNG NHẤT, THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2015 Nguyễn Đình Minh*, Nguyễn Văn Hữu*, Nguyễn Đỗ Phúc**, Đặng Văn Chính** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Đồng Nai là một tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa nhanh, đời sống kinh tế - xã hội tương đối cao so với bình quân chung của cả nước. Các loại hình dịch vụ nhất là các loại hình cơ sở thực phẩm phát triển nhanh, trong đó loại hình cơ sở dịch vụ ăn uống chiếm đến 77,5%. Tìm hiểu về kiến thức và thực hành của người kinh doanh thực phẩm đường phố là yêu cầu cấp thiết nhằm đưa ra giải pháp tốt trong công tác quản lý để làm giảm thiểu các bệnh do thực phẩm gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ người kinh doanh thức ăn đường phố tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai có kiến thức, thực hành đúng về an toàn thực phẩm năm 2015. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, mô tả được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2015 tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai. Sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn kiến thức và quan sát về thực hành của người và cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Nhập liệu bằng phần mềm EpiData 3.1 và xử lý số liệu bằng phần mềm Stata 10.0. Kết quả: Chỉ có 11,9% người có kiến thức chung đúng và 29,4% người có thực hành chung đúng về ATTP. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ về kiến thức lựa chọn thực phẩm (p=0,02) và về kiến thức xử lý và chế biến thực phẩm (p=0,04). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trình độ học vấn về kiến thức vệ sinh nơi bán hàng, dụng cụ chế biến và nguồn nước (p=0,01). Những người có trình độ học vấn ≥ cấp 3 có kiến thức đúng cao hơn 1,3 lần so với những người có trình độ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN