Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu chế tạo lớp phủ chống bám bẩn sinh học cho vật liệu cao su trong môi trường biển

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này trình bày một số kết quả ban đầu về phương pháp chế tạo chất phủ chống bám bẩn sinh học cho vật liệu cao su. Chất phủ này được chế tạo từ tổ hợp Ethylene Propylene Diene Monomer (EPDM) và cao su thiên nhiên (NR), Oxit Đồng (I) được sử dụng làm độc tố chính chống bám bẩn sinh học. | Nghiên cứu chế tạo lớp phủ chống bám bẩn sinh học cho vật liệu cao su trong môi trường biển Hóa học & Kỹ thuật môi trường NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO LỚP PHỦ CHỐNG BÁM BẨN SINH HỌC CHO VẬT LIỆU CAO SU TRONG MÔI TRƯỜNG BIỂN Nguyễn Đình Chinh*, Trần Phương Chiến Tóm tắt: Bám bẩn sinh học có thể xảy ra trên bề mặt các cấu trúc bằng cao su như ngói bọc tàu ngầm, thiết bị chống va đập ngành hàng hải và vì thế làm chúng mất đi tính năng kỹ thuật và giảm tuổi thọ. Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng chất phủ chống bám bẩn sinh học lên bề mặt vật liệu cao su còn hạn chế. Bài báo này trình bày một số kết quả ban đầu về phương pháp chế tạo chất phủ chống bám bẩn sinh học cho vật liệu cao su. Chất phủ này được chế tạo từ tổ hợp Ethylene Propylene Diene Monomer (EPDM) và cao su thiên nhiên (NR), Oxit Đồng (I) được sử dụng làm độc tố chính chống bám bẩn sinh học [1]. Kết quả đo độ bám dính của chất phủ lên bề mặt cao su isoprene (≈70% isoprene) và thử nghiệm chống bám bẩn sinh học tại vịnh Cam Ranh cũng được trình bày và thảo luận trong bài báo này. Từ khóa: Cao su kỹ thuật, Bám bẩn sinh học, Chất chống bám bẩn sinh học. 1. MỞ ĐẦU Các cấu trúc bằng vật liệu cao su trong ngành hàng hải khi bị bám bẩn sinh học sẽ mất đi tính năng kỹ thuật và giảm tuổi thọ đáng kể. Tốc độ bám bẩn sinh học lên đệm giảm chấn ở các cầu cảng hay lên các thiết bị chống va trên tàu thuyền (bằng cao su) ở vùng biển nước ta rất nhanh [2]. Tuy nhiên, nghiên cứu và ứng dụng chất phủ chống bám bẩn sinh học lên bề mặt vật liệu cao su còn nhiều hạn chế. Cục Kỹ thuật/Bộ Tư lệnh Hải quân cũng đã nghiên cứu sử dụng một loại sơn để ngăn hà cũng như bám bẩn sinh học lên vỏ tàu ngầm [3], nhưng độ bám dính của sơn lên bề mặt cao su không đạt được như mong muốn. Vấn đề đặt ra hiện nay là tạo ra chất phủ vừa có tính năng ngăn bám bẩn sinh học vừa phải có độ bám dính tốt lên vật liệu cao su. Nghiên cứu này đặt mục tiêu chế tạo thử nghiệm loại chất phủ chống bám bẩn sinh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN