Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết trình bày khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị đợt cấp COPD tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. | Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) tại khoa nội tổng hợp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 2 * 2016 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG ĐỢT CẤP CỦA BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH (COPD) TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP - BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Quang Khải*, Đặng Nguyễn Đoan Trang* TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý hô hấp thường gặp và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Đợt cấp COPD là nguyên nhân chính của việc thăm khám bác sĩ, nhập viện và tử vong ở bệnh nhân COPD. Bên cạnh việc cải thiện chức năng hô hấp, điều trị nhiễm khuẩn luôn là vấn đề hàng đầu trong điều trị đợt cấp COPD. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị đợt cấp COPD tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 150 bệnh nhân nội trú được chẩn đoán đợt cấp COPD tại khoa Nội tổng hợp bệnh viện ĐH Y Dược TP HCM từ tháng 01/2015 đến tháng 04/2015. Kết quả: Bệnh nhân trong nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 76,13 ± 11,03; chủ yếu là nam giới (79,3%). Hơn một nửa bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá. Bệnh mắc kèm hay gặp nhất bao gồm tăng huyết áp, Cushing do thuốc và viêm phổi. Triệu chứng lâm sàng gặp ở tất cả các bệnh nhân là tăng khó thở. Tỷ lệ cấy đàm dương tính thấp (31,9%). Tác nhân gây bệnh được phân lập phổ biến nhất là Streptococcus spp. Sự đề kháng được ghi nhận ở tất cả các kháng sinh được chỉ định làm kháng sinh đồ. Nhóm kháng sinh được lựa chọn nhiều nhất là fluoroquinolon. Phối hợp kháng sinh ban đầu được chỉ định nhiều nhất là levofloxacin - ceftazidim. Có 42% bệnh nhân cần phải thay đổi phác đồ điều trị ban đầu. Tỷ lệ điều trị thành công chiếm 83,3%. Chỉ định nhập ICU là yếu tố duy nhất có liên quan với hiệu quả điều trị. Kết luận:

TÀI LIỆU LIÊN QUAN