Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống khoai sọ thu thập tại khu vực Tây Bắc

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Cây khoai sọ là loài cây bản địa đã được canh tác từ lâu tại Tây Bắc. Kết quả thí nghiệm tại Trường Đại học Tây Bắc năm 2017 cho thấy: Hình thái củ cái các giống có 3 nhóm: Củ cái màu tím bao gồm các mẫu giống Điện Biên 1 và Điện Biên 2, nhóm củ cái màu trắng gồm các mẫu giống Hòa Bình 1 và Sơn La; mẫu giống Hòa Bình 2 có màu vàng. | Đánh giá một số đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống khoai sọ thu thập tại khu vực Tây Bắc TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 14 (4/2019) tr.82-89 ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC CỦA CÁC MẪU GIỐNG KHOAI SỌ THU THẬP TẠI KHU VỰC TÂY BẮC Đoàn Đức Lân, Nguyễn Hoàng Phương Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt: Cây khoai sọ là loài cây bản địa đã được canh tác từ lâu tại Tây Bắc. Kết quả thí nghiệm tại Trường Đại học Tây Bắc năm 2017 cho thấy: Hình thái củ cái các giống có 3 nhóm: Củ cái màu tím bao gồm các mẫu giống Điện Biên 1 và Điện Biên 2, nhóm củ cái màu trắng gồm các mẫu giống Hòa Bình 1 và Sơn La; mẫu giống Hòa Bình 2 có màu vàng. Thời gian sinh trưởng từ 172-230 ngày, các mẫu giống thu thập tại Sơn La và Điện Biên có thời gian sinh trưởng bằng nhau và dài hơn các mẫu giống thu thập tại Hòa Bình. Chiều cao cây dao động từ 50,3-76,0 cm và có sự khác biệt rõ rệt, mẫu giống Sơn La cao nhất, thấp nhất là mẫu giống Hòa Bình 1. Tổng số lá/cây dao động từ 4,7-6,9 lá, trong đó mẫu giống Sơn La nhiều lá nhất, mẫu giống Hòa Bình 1 ít nhất. Khối lượng củ cái của các mẫu giống đạt trung bình từ 90,7-174,7 g, mẫu giống Điện Biên 2 nặng hơn các mẫu giống còn lại, mẫu giống Sơn La thấp nhất. Năng suất cá thể của các mẫu giống đạt trung bình từ 184,5-307,7 g. Năng suất cá thể của mẫu giống Hòa Bình 1 cao nhất, năng suất cá thể của mẫu giống Sơn La thấp nhất. Từ khóa: Khoai sọ, củ cái, Sơn La, Hòa Bình, Điện Biên. 1. Đặt vấn đề Cây khoai Môn, Sọ (Colocasia esculenta) có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Người ta cho rằng cây khoai Môn, Sọ đã được trồng ở vùng Đông Nam châu Á để lấy củ làm lương thực trong hơn 10.000 năm trước đây, là cây lương thực chính của vùng này trước khi có cây lúa trồng. Từ Đông Nam Á, cây khoai Môn, Sọ phát tán ra khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới [2]. Tên gọi khoai Môn, Sọ phổ biến chung ở miền Nam, trong khi ở miền Bắc và miền Trung có phân biệt cây khoai Sọ là những .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN