Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng; Thực trạng quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình; Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình. | Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THUỲ VÂN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 60.34.04.03 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ CÔNG THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2017 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Thái Thanh Hà Phản biện 1: TS. Nguyễn Ngọc Thao Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: TS. Nguyễn Ngọc Châu Đại học Huế Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 201, Nhà B - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 201 - Đường Phan Bội Châu - TP Huế Thời gian: vào hồi 8 giờ 15 ngày 21 tháng 12 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn Quảng Bình là một tỉnh có diện tích rừng che phủ lớn. Rừng Quảng Bình có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế cũng như tăng cường ANQP của địa phương. Tuy nhiên, do việc quản lý sử dụng chưa bền vững và nhu cầu lớn về đất rừng và lâm sản cho phát triển KT-XH mà diện tích rừng Quảng Bình trong những năm qua cũng bị suy giảm. Với tình trạng khai thác trái phép và chặt phá cũng như đốt rừng trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra như thời gian qua, nếu không có những biện pháp quyết liệt để BVR thì diện tích rừng sẽ tiếp tục suy giảm, không chỉ gây thiệt hại về tài nguyên rừng mà còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường môi sinh và sự phát triển KT-XH của địa phương. Cùng với đó với mục tiêu nâng diện tích rừng toàn tỉnh năm 2020 lên 621.056 ha như Quy hoạch BV&PTR của tỉnh đã xác định cũng khó có thể đạt được. Chính vì vậy, song