Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận về công tác quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Từ đó, góp phần làm rõ và bổ sung một số vấn đề lý luận cho khoa học quản lý tài chính công. Nghiên cứu có tính hệ thống đối với vấn đề quản lý tài chính bệnh viện, đặc biệt là quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế. | Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý tài chính tại bệnh viện Trung ương Huế 0 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ / . / HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRƢƠNG LÊ THẢO TÂM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƢƠNG HUẾ TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số: 60 34 02 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THÙY NHI THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta những năm gần đây, đổi mới cơ chế quản lý tài chính nói chung, đổi mới cơ chế quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp công lập nói riêng là đòi hỏi cấp thiết, khách quan trước yêu cầu hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp hàng hóa công cộng, đóng vai trò quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội của dân cư, số lượng và lĩnh vực hoạt động của các đơn vị sự nghiệp ngày càng tăng. Các đơn vị sự nghiệp không chỉ đơn thuần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao mà còn tổ chức cung ứng dịch vụ cho xã hội. Do đó, nguồn tài chính của các đơn vị này không chỉ do ngân sách nhà nước cấp mà còn thu từ việc cung cấp các dịch vụ, nguồn xã hội hóa, góp vốn liên doanh liên kết, viện trợ Với nguồn lực tài chính đa dạng như vậy, vấn đề đặt ra là phải quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực trên sao cho hiệu quả mà vẫn đảm bảo thực hiện tốt vai trò chức năng của các hoạt động sự nghiệp, tránh lãng phí và suy giảm chất lượng của các hoạt động sự nghiệp. Sự ra đời của nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002, sau đó được thay thế bằng nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập [1], [2], [3] . Đến ngày 14/02/2015, nghị định 43 được thay thế bằng nghị định .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN