Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách đối với Tin lành ở Tây Nguyên qua 30 năm đổi mới
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày sự đổi mới chủ trương công tác và những thành công trong việc thực hiện chính sách đối với Tin Lành ở Tây Nguyên qua 30 năm Đổi mới, và những vấn đề đang đặt ra trong thời gian tới để có giải pháp vừa đảm bảo được nhu cầu tôn giáo của người dân, vừa hướng được hoạt động của tôn giáo này theo quy định của pháp luật, đảm bảo được an ninh chính trị tại địa phương. | Chính sách đối với Tin lành ở Tây Nguyên qua 30 năm đổi mới 34 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 NGÔ VĂN MINH* CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI TIN LÀNH Ở TÂY NGUYÊN QUA 30 NĂM ĐỔI MỚI Tóm tắt: Bài viết trình bày sự đổi mới chủ trương công tác và những thành công trong việc thực hiện chính sách đối với Tin Lành ở Tây Nguyên qua 30 năm Đổi mới, và những vấn đề đang đặt ra trong thời gian tới để có giải pháp vừa đảm bảo được nhu cầu tôn giáo của người dân, vừa hướng được hoạt động của tôn giáo này theo quy định của pháp luật, đảm bảo được an ninh chính trị tại địa phương. Từ khóa: Tin Lành, điểm nhóm, Tây Nguyên. 1. Tình hình Tin Lành ở Tây Nguyên trước khi có chủ trương “bình thường hóa” hoạt động Từ năm 1911, các nhà truyền giáo của Hiệp hội Cơ Đốc và Hội Truyền giáo (CMA) từ Hoa Nam đã đến Đà Nẵng đặt cơ sở đầu tiên cho Tin Lành tại Việt Nam1. Nhưng do công cuộc truyền giáo ở các tỉnh đồng bằng bấy giờ không thuận lợi nên cuối những năm 1920 Hội Truyền giáo này có những bước đi đầu tiên nhằm phát triển đạo lên vùng tộc người thiểu số các tỉnh Tây Nguyên: Lâm Đồng vào năm 1929, Đăk Lăk năm 1932, Gia Lai năm 1938. Với tỉnh Kon tum, mãi đến năm 1959, Tin Lành mới có mặt lần đầu tiên tại huyện Đăk Glei. Năm 1942, tại Đại hội đồng lần thứ 19, Hội thánh Tin Lành Việt Nam thông qua nghị quyết trong đó có nội dung nâng đỡ việc truyền giáo ở vùng tộc người thiểu số. Năm 1960, Đại hội đồng Tổng Liên hội Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) quyết định thành lập Địa hạt Thượng du (gọi tắt là Thượng hạt) cho tín đồ các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên. Năm 1969, Tổng Liên hội quyết định chia Địa hạt Thượng du thành hai hạt là Trung Thượng hạt và Nam Thượng hạt. Đến trước năm 1975, Tin Lành đã phát triển vào 16 tộc người thiểu số tại Tây Nguyên, tổng số tín đồ là người dân tộc thiểu số ở khu vực này đã lên tới 71.200 người. Trong đó, hai địa hạt thượng du thuộc Hội Thánh Tin * PGS.TS., Học viện Chính trị khu vực III. Ngô Văn Minh. .