Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi TS vào lớp 10 năm 2019-2020 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bình Dương

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo Đề thi TS vào lớp 10 năm 2019-2020 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bình Dương để tích lũy kinh nghiệm giải đề các em nhé! | Đề thi TS vào lớp 10 năm 2019-2020 môn Ngữ văn - Sở GD&ĐT Bình Dương SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT BÌNH DƯƠNG NĂM HỌC 2019-2020 Môn thi: NGỮ VĂN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Ngày thi: 29/5/2019 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: ". Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, thương lượng tự do đến mức làm đổi thay khi chất, đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đấy, chỉ tố làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém." (Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục 2007, trang 5) a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả. b. Nêu nội dung chính của đoạn văn. c. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên. Với cách so sánh đó, tác giả muốn phê phán điều gì? d. Em hãy nêu 03 sự ích lợi của việc đọc sách để làm rõ ý: “ Đọc sách vốn có ích riêng cho mình". Câu 2 (1.0 điểm) Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liên kết câu trong đoạn văn sau và cho biết tên gọi của các phép liên kết ấy: “Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung đông mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận Tiếng nói của văn nghệ với cách viết vừa chặt chẽ, vừa giàu hình ảnh và cảm xúc" (Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục - 2007, trang 17). Câu 3 (2.0 điểm) “Con người sinh ra không phải tan biến đi như những hạt .