Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Lập trình mạng với Java - Chương 4: Lập trình đa tuyến đoạn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong các ngôn ngữ lập trình trước đây các ứng dụng hầu hết là các ứng dụng đơn tuyến đoạn. Để tăng tốc độ xử lý và giải quyết vấn đề tương tranh của các ứng dụng nói chung và ứng dụng mạng nói riêng ta cần sử dụng khái niệm đa tuyến đoạn. Phần đầu của chương này trình bày các khái niệm căn bản về tiến trình, tuyến đoạn. Tiếp đến chúng ta sẽ xem xét các cách cài đặt một ứng dụng tuyến đoạn trong Java bằng lớp Thread và thực thi giao tiếp Runnable. | Bài giảng Lập trình mạng với Java - Chương 4: Lập trình đa tuyến đoạn Chương 4 Lập trình đa tuyến đoạn 1. Tổng quan Khi thực hiện một công việc phức tạp người ta thường chia công việc ra thành nhiều phần và giao công việc cho nhiều người cùng thực hiện, điều này giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng. Các ứng dụng phần mềm sử dụng một chiến lược tương tự được gọi là đa tuyến đoạn để chia nhỏ các tác vụ thành các đơn vị dễ quản lý. Lập trình đa tuyến đoạn là một khái niệm quan trọng trong lập trình mạng bằng Java vì các client và server thường phải thực hiện một số tác vụ đồng thời tại cùng một thời điểm (ví dụ lắng nghe các yêu cầu và đáp ứng các yêu cầu, xử lý dữ liệu và cập nhật giao diện đồ họa người dùng). Trước khi đi vào tìm hiểu lập trình đa tuyến đoạn trong Java, ta cần hiểu rõ sự khác nhau giữa lập trình đơn tuyến đoạn, lập trình đa tiến trình và lập trình đa tuyến đoạn. 1.1. Lập trình đơn tuyến đoạn Khái niệm đa tuyến đoạn là khái niệm khó đối với những người mới bắt đầu làm quen. Rất nhiều ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành trước đây không hỗ trợ đa tuyến đoạn. Phần mềm truyền thống được viết bằng các ngôn ngữ thủ tục được biên dịch thành một khuôn dạng mà máy có thể hiểu được gọi là mã máy. Bộ xử lý trung tâm đọc mã này và xử lý các lệnh theo cấu trúc tuần tự hết lệnh này đến lệnh tiếp theo. Thời gian thực hiện các lệnh có thể thay đổi tùy thuộc vào bản chất của các lệnh. Ưu điểm chính của kiểu lập trình này là tính đơn giản của nó. Nếu một lệnh không hoàn thành thì lệnh tiếp theo sẽ không được xử lý. Điều này nghĩa là người lập trình có thể dự đoán trạng thái của máy tại bất kỳ thời điểm nào cho trước. 1.2. Lập trình đa tiến trình Đa nhiệm là khả năng của một hệ điều hành máy tính chạy nhiều chương trình đồng thời trên một CPU. Điều này được thực hiện bằng cách chuyển hoạt động từ một chương trình này sang chương trình khác tương đối nhanh để tạo cho người sử dụng cảm giác tất cả các chương trình .