Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp lên nét điêu khắc của Phật giáo

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nói đến văn hóa cổ thời của Hy Lạp là nói đến rất nhiều khía cạnh, nào là thơ của Homer, nhạc Hy Lạp xưa và nay, phim ảnh, hội họa, tôn giáo xưa, các vị thần linh và những huyền thoại của HyLạp. Tuy nhiên, điểm đặc biệt đáng chú ý nhất đó là: nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp và nghệ thuật điêu khắc lúc ban đầu của Phật giáo có mối liên hệ với nhau. | Ảnh hưởng của nghệ thuật Hy Lạp lên nét điêu khắc của Phật giáo ẢNH HƯỞNG CỦA NGHỆ THUẬT HY LẠP LÊN NÉT ĐIÊU KHẮC CỦA PHẬT GIÁO Nói đến văn hóa cổ thời của Hy Lạp là nói đến rất nhiều khía cạnh, nào là thơ của Homer, nhạc Hy Lạp xưa và nay, phim ảnh, hội họa, tôn giáo xưa, các vị thần linh và những huyền thoại của Hy Lạp. Tuy nhiên, điểm đặc biệt đáng chú ý nhất đó là: nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp và nghệ thuật điêu khắc lúc ban đầu của Phật giáo có mối liên hệ với nhau. Người ta cho rằng mỹ lệ của Hy Lạp đã biến thể sang đường nét căn bản trong các hình tượng của Phật giáo, khởi đi từ một vùng mà nay, một phần thuộc về Afghanistan, một phần thuộc về Pakistan. Xưa kia nơi đây là vương quốc Gandhara với những triều đại kéo dài từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên và việc giao thương qua vương quốc nầy theo đường Tơ Lụa (Silk Road) đến Trung Hoa rồi sang tận Nhật Bản. Tại Nhật Bản, hình tượng của nghệ thuật Gandhara là mẫu mực chính cho các hình tượng nghệ thuật của Phật giáo trong nhiều thế kỷ cho đến khi Thần đạo Shinto tại Nhật phát triển thì tiêu chuẩn mỹ lệ của Hy Lạp mới hòa nhập dần vào mỹ thuật của Nhật. Vậy thì nghệ thuật của Hy Lạp được truyền đi như thế nào đến tận phương Đông? Nghệ thuật Hy Lạp đã truyền đi dọc theo đường Tơ Lụa từ Hy Lạp qua nhiều thành thị đến miền Bắc Ấn Độ, rồi sang Trung Hoa và Nhật Bản bằng 2 đường chính yếu: một là đường ngang qua Ấn Độ, một đi lên phía Bắc tới Hắc Hải, nơi có một số bộ lạc của dân du mục với nếp sống khác biệt. Các nhóm du mục nầy thường tới lui vùng Trung Á và Trung Hoa. Họ trao đổi giao thương với các cộng đồng định cư trên đường du mục, mua bán đổi chác các vật dụng với Hy Lạp. Bằng vào cách đó họ đã đem tiêu chuẩn mỹ lệ trong nghệ thuật Hy Lạp vào nghệ thuật của chính họ. Những cổ vật đào xới được ở Trung Á và Hắc Hải như các tượng người, ngựa, v.v cho thấy đã chịu ảnh hưởng của Hy Lạp rất rõ. Vì thế khi nhìn vào các cổ vật của dân du mục nơi đây, .