Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Luận văn hệ thống lý luận về phát triển rừng trồng, đánh giá thực trạng phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, đề xuất giải pháp phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam. | Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển rừng trồng trên địa bàn huyện Đại Lộc ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIỆT PHƢƠNG PHÁT TRIỂN RỪNG TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI LỘC TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.34.04.10 Đà Nẵng - 2018 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. Trần Phước Trữ Phản biện 2: PGS.TS. Trần Chí Thiện Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 11 tháng 8 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại Lộc là huyện trung du miền núi năm phía bắc tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên : 587089 Km2 dân số : 150.773 người với 39.856 hộ; đất sản xuất Nông nghiệp : 14 000 ha. Đại Lộc có diện tích đất lâm nghiệp là 34.63453 ha chiếm tỷ lệ 59,8 % diện tích tự nhiên; đất rừng phòng hộ có diện tích 17.0045 ha chiếm 29,3 % tổng diện tích tự nhiên và diện tích đất rừng sản xuất là 17.630 ha chiếm 30,4 % tổng diện tích tự nhiên. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện theo giá hiện hành tăng khá. từ mức 49 tỷ đồng năm 2012 đã tăng lên đạt hơn 126 tỷ đồng năm 2017, tăng gấp 2.4 lần. Nếu theo giá 2010 quy mô GTSX lâm nghiệp tăng từ mức hơn 36 tỷ năm 2012 lên mức hơn 76 tỷ năm 2017 hơn lần. Trong khi đó quy mô GTSX từ rừng trồng đã tăng từ 2.04 tỷ đồng năm 2012 lên 5.7 tỷ đồng năm 2017 tăng gần 2.8 lần. Như vậy quy mô sản xuất rừng trồng đã tăng nhanh hơn toàn ngành nông nghiệp. Quy mô rừng trồng còn thể hiện qua diện tích. Diện tích rừng trồng không tăng kể từ 2012 Trong giai đoạn đầu tổng diện tích chỉ khoảng 17.7 ngàn ha, năm 2017 chỉ còn hơn 16 ngàn. Như vậy diện tích rừng trồng đã tăng giảm hơn 1700 ha. Trong tổng .