Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo tài liệu 'sự chuyển hóa tiền tệ thành tư bản', khoa học xã hội, cnxh - kh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ I. SỰ CHUYỂN HOÁ TIỀN TỆ THÀNH TƯ BẢN 1. Công thức chung của tư bản Mọi tư bản mới đầu đều biểu hiện dưới một số tiền nhất định nhưng tiền tệ chỉ biến thành tư bản trong những điều kiện nhất định. Nếu là tiền thông thường thì hoạt động theo phương thức hàng - tiền - hàng H-T-H . Công thức này gọi là công thức lưu thông hàng hoá giản đơn còn nếu tiền là tư bản thì vận động theo công thức tiền - hàng - tiền T-H-T . Công thức này gọi là công thức lưu thông của tư bản. Mục đích của lưu thông hàng hoá giản đơn là giá trị sử dụng. Vì vậy sự vận động sẽ kết thúc khi những người trao đổi có được giá trị sử dụng mà anh ta cần đến. Trái lại mục đích sự vận động của tư bản không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị. Hơn nữa là giá trị tăng thêm vì vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vận động trở nên vô nghĩa. Vì vậy số tiền thu về phải lớn hơn số tiền ứng ra. Do đó công thức vận động đầy đủ của tư bản là T-H-T trong đó T T t. Số dôi ra đó t Mác gọi là giá trị thặng dư và số tiền ban đầu chuyển hoá thành tư bản. Vậy tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư. Sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn. Vì vậy sự vận động của tư bản cũng không có giới hạn. Mác gọi công thức T-H-T là công thức chung của tư bản vì mọi tư bản đều biểu hiện trong lưu thông dưới dạng tổng quát đo dù là tư bản thương nghiệp tư bản công nghiệp hay tư bản cho vay. 2. Mâu thuẫn chung của công thức chung của tư bản Tư bản vận động theo công thức T-H-T trong đó T T t. Vậy t được sinh ra như thế nào Như vậy chỉ có 2 trường hợp trong lưu thông và ngoài lưu thông. 1 a. Trong lưu thông Trao đổi mua bán Dù trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không tạo ra giá trị mới và do đó không tạo ra giá trị thặng dư - Trường hợp trao đổi ngang giá mua bán đúng giá trị chỉ là sự chuyển hoá hình thái giá trị từ H - T và ngược lại . Do đó tiền không lớn lên .