Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thành phần loài của lớp giáp xác lớn (Malscostaca: Crustacea) ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kết quả điều tra, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2016 – 10/2016 ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xác định được 21 loài, thuộc 6 giống và 4 họ của Giáp xác lớn. Trong đó, họ Palaemonidae thu được nhiều nhất với 12 loài (chiếm 57, 14%), tiếp theo là họ Atyidae thu được 5 loài (chiếm 23, 81%), họ Parathelphusidae thu được 3 loài (chiếm 14, 29%), họ Potamidae chỉ thu được 1 loài (chiếm 4,76%). Một số nhận xét về phân bố của các loài cũng được trình bày trong bài viết. | THÀNH PHẦN LOÀI CỦA LỚP GIÁP XÁC LỚN (MALSCOSTACA: CRUSTACEA) Ở SÔNG TRANH, HUYỆN BẮC TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM Phạm Xuân Hương1 Vũ Thị Phương Anh2 Tóm tắt: Kết quả điều tra, nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2016 – 10/2016 ở sông Tranh, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam xác định được 21 loài, thuộc 6 giống và 4 họ của Giáp xác lớn. Trong đó, họ Palaemonidae thu được nhiều nhất với 12 loài (chiếm 57, 14%), tiếp theo là họ Atyidae thu được 5 loài (chiếm 23, 81%), họ Parathelphusidae thu được 3 loài (chiếm 14, 29%), họ Potamidae chỉ thu được 1 loài (chiếm 4,76%). Một số nhận xét về phân bố của các loài cũng được trình bày trong bài báo. Từ khóa: Giáp xác, Huyện Bắc Trà My, sông Tranh, thành phần loài, tỉnh Quảng Nam 1. Mở đầu Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam có diện tích tự nhiên 823,05 km2, là một trong những huyện thuộc vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, Bắc Trà My là đầu nguồn quan trọng cung cấp nước cho hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn và một số sông suối ở cánh Bắc tỉnh Quảng Ngãi. Sông Tranh là đoạn thượng lưu và trung lưu của sông Thu Bồn chảy qua các xã Trà Đốc, Trà Bui, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Giác ngoài việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và xây dựng các công trình thủy điện thì sông Tranh cũng là nơi cung cấp thực phẩm hằng ngày cho người dân địa phương từ nguồn lợi thủy sản. Đây cũng chính là nơi có tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản cho nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc đánh bắt ngày càng gia tăng, không có quy hoạch, cộng với những tác động của tự nhiên, ô nhiễm môi trường và hình thức đánh bắt mang tính chất hủy diệt của con người làm mất cân bằng sinh thái và suy thoái đa dạng sinh học. Vì vậy, việc nghiên cứu thành phần loài của lớp Giáp xác lớn tại sông Tranh bổ sung thêm dữ liệu khoa học về thành phần các loài giáp xác lớn tại khu vực và là cơ sở cho việc xây dựng phương án bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản tại đây. Việc nghiên cứu sẽ góp một phần vào việc nghiên cứu