Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng: Nghiên cứu tại các nước Đông Nam Á
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của độ nhạy cảm tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi (TSSL) chứng khoán tại sáu quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và VN từ năm 2009 đến 2014. Nghiên cứu sử dụng tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực để đo lường biến động tỷ giá. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng: Nghiên cứu tại các nước Đông Nam Á Lê Thị Hồng Minh & Huỳnh Thị Cẩm Hà Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Nhận bài: 09/06/2015 - Duyệt đăng: 03/08/2015 N ghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của độ nhạy cảm tỷ giá đến tỷ suất sinh lợi (TSSL) chứng khoán tại sáu quốc gia Đông Nam Á gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và VN từ năm 2009 đến 2014. Nghiên cứu sử dụng tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực để đo lường biến động tỷ giá. Nghiên cứu hồi quy dữ liệu bảng bằng phương pháp GLS để khắc phục phương sai thay đổi và GMM là phương pháp nhằm kiểm tra tính vững của mô hình. Kết quả đã tìm thấy bằng chứng tồn tại của độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng (TSSL phản ứng khác nhau trước diễn biến tăng và giảm của tỷ giá) mặc dù có can thiệp thường xuyên của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước vào thời kỳ này. Ở cấp độ thị trường, khi tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) thì TSSL chứng khoán trung bình có xu hướng giảm. Tuy nhiên mức độ giảm của TSSL chứng khoán được hạn chế từ tác động thuận lợi của việc giảm giá đồng tiền đến vị thế xuất khẩu ròng. Từ khóa: Độ nhạy cảm tỷ giá bất cân xứng, rủi ro tỷ giá, tỷ suất sinh lợi chứng khoán, NHTW, thị trường chứng khoán. 1. Giới thiệu Rủi ro tỷ giá (RRTG) là một trong những yếu tố quan trọng khi định giá tài sản quốc tế. Trong một thế giới không có rào cản nào đối với đầu tư quốc tế và các sản phẩm có thể được xuất nhập khẩu tự do giữa các nước với nhau thì một tài sản sẽ có cùng mức giá bất kể nó được giao dịch ở đâu. Với một thị trường như vậy thì mô hình định giá tài sản chỉ bao gồm các yếu tố định giá toàn cầu. Ngược lại, nếu thị trường được giả thiết là hoàn toàn phân khúc, các yếu tố định giá địa phương sẽ là yếu tố xác định giá cả tài sản, nghĩa là giá cả của một tài sản phụ thuộc vào nơi mà nó được giao dịch. Tuy nhiên, không trường hợp 40 đặc biệt nào ở trên có thể được áp dụng trong thực tế, vì thị trường thực tế phân khúc một phần (Bekaert & Harvey, .