Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khả năng sử dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế dưới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết tập trung phân tích một số khía cạnh của vấn đề khả năng sử dụng biện pháp tự vệ thương mại trong khuôn khổ TPP và nghiên cứu lịch sử áp dụng biện pháp tự vệ thương mại của các quốc gia thành viên TPP, từ đó đưa ra một số lưu ý đối với VN. | VN Với Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) Khả năng sử dụng các biện pháp tự vệ trong thương mại quốc tế dưới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) PGS. TS. VÕ KHẮC THƯỜNG & VÕ THÀNH VINH T hương mại hàng hoá trong Hiệp định TPP được xem là WTO+ vì nó sẽ dỡ bỏ phần lớn và trong thời gian ngắn các rào cản thuế quan và phi thuế quan tiến tới hoàn toàn tự do hoá thương mại. Kịch bản chắc chắn xảy ra sẽ là dòng thương mại hàng hoá khổng lồ di chuyển qua biên giới, bao gồm các sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp với sản phẩm nội địa. Trong bối cảnh đó, các quốc gia có kinh nghiệm và chuyên sử dụng các biện pháp tự vệ thương mại sẽ có những đối sách để bảo vệ ngành sản xuất nước sở tại. VN có khả năng lâm vào tình huống “gọng kìm”: Thị trường trong nước bị cạnh tranh khốc liệt trong khi xuất khẩu vào thị trường nội khối TPP cũng sẽ gặp không ít những khó khăn. Bài báo tập trung phân tích một số khía cạnh của vấn đề khả năng sử dụng biện pháp tự vệ thương mại trong khuôn khổ TPP và nghiên cứu lịch sử áp dụng biện pháp tự vệ thương mại của các quốc gia thành viên TPP; từ đó đưa ra một số lưu ý đối với VN. Từ khoá: Biện pháp tự vệ thương mại, Hiệp định TPP, VN. 1. Tổng quan về Hiệp định TPP Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại đa phương, hiện tại đang đi vào những vòng đàm phán cuối cùng bởi 12 quốc gia thành viên. Với sự góp mặt của những nền kinh tế lớn của thế giới như Mỹ, Nhật, Australia, , TPP nếu được kí kết sẽ hình thành một khu vực tự do mậu dịch khổng lồ với quy mô thị trường hơn 790 triệu dân, bao trùm xấp xỉ 40% GDP thế giới và chiếm lĩnh 30% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Với phạm vi điều chỉnh rất rộng, bao quát gần như tất cả các vấn đề thương mại có tính truyền thống, TPP được các chuyên gia đánh giá như là một trong những “siêu FTA” và là hình mẫu liên kết kinh tế kiểu mới của thế kỉ 21. TPP đến thời điểm