Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những điểm nổi bật trong điều trị bệnh bề mặt nhãn cầu: Các tranh luận tại hội thảo bề mặt nhãn cầu
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục tiêu hội thảo “Bề mặt nhãn cầu” tại Rome nước Ý, 6/2/2009 nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về các bệnh bề mặt nhãn cầu (OSD) thông qua việc khảo sát tính phổ biến cũng như tính phức tạp trong điều trị bệnh này tại châu Âu. Các tranh luận tại hội thảo được hy vọng sẽ mang tính xây dựng và việc trao đổi các kĩ năng cũng như kinh nghiệm lâm sàng sẽ góp phần xây dựng hướng điều trị hiệu quả hơn trong tương lai. | THÔNG TIN NHÃN KHOA QUỐC TẾ NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH BỀ MẶT NHÃN CẦU: CÁC TRANH LUẬN TẠI HỘI THẢO BỀ MẶT NHÃN CẦU Lược dịch: Đỗ Tuyết Nhung*, Phạm Thị Khánh Vân* Emerging treatment paradigms of ocular surface disease: proceedings of the Ocular Surface Workshop M Rolando, G Geerling, H S Dua, J M Beni’tez-del-Castillo, C Creuzot-Garcher MỞ ĐẦU Mục tiêu hội thảo “Bề mặt nhãn cầu” tại Rome nước Ý, 6/2/2009 nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết về các bệnh bề mặt nhãn cầu (OSD) thông qua việc khảo sát tính phổ biến cũng như tính phức tạp trong điều trị bệnh này tại châu Âu. Các tranh luận tại hội thảo được hy vọng sẽ mang tính xây dựng và việc trao đổi các kĩ năng cũng như kinh nghiệm lâm sàng sẽ góp phần xây dựng hướng điều trị hiệu quả hơn trong tương lai. Bệnh bề mặt nhãn cầu (OSD: Ocular Surface Disease) bao gồm các tình trạng viêm nhiễm tại mắt như các bệnh bờ mi (viêm bờ mi do tụ cầu, do tăng tiết bã nhờn, viêm tuyến Meibomius), khô mắt, các bất thường của biểu mô, khuyết biểu mô khó liền, mộng OSD cũng bao gồm bất kì tình trạng nào là hậu quả của việc rối loạn phim nước mắt, gây ra khó chịu tại mắt và dẫn tới giảm thị lực. OSD liên quan tới những vấn đề thuộc cấu trúc hoặc chức năng của mi mắt, kết mạc, giác mạc cũng như phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Bệnh nhân OSD có thể bị tăng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát hoặc mạn tính. Hai bệnh thuộc nhóm bệnh bề mặt nhãn cầu hay gặp nhất là rối loạn phim nước mắt và viêm tuyến bờ mi. “Khô mắt” đặc trưng bởi sự giảm tiết nước mắt kết hợp với bệnh toàn thân (đặc biệt trong hội chứng Sjögren) hoặc chứng rối loạn nước mắt nguyên phát do nhiều nguyên nhân khác. Vai trò quan trọng của sự mất hơi nước trên màng phim nước mắt là làm tăng thêm sự rối loạn của nước mắt, thường liên quan tới rối loạn chức năng tuyến Meibomius (MGD: Meibomian Gland Dysfunction), tiếp đó là sự thiếu hụt lipid trong phim nước mắt. Gần đây, hội thảo Khô mắt Quốc tế (DEWS) đã đưa ra phân loại khô mắt khá dễ áp