Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số Quảng Bình
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng thực hiện chính sách bảo trợ trẻ em đối với dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Bình, đề xuất các biện pháp nhằm thực hiện chính sách bảo trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số một cách hiệu quả nhất. | VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG HÀ NỘI, Năm 2018 1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN MINH ĐỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TRỢ ĐỐI VỚI TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 834.04.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN THỊ TÂM HÀ NỘI, Năm 2018 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, trong đó đối tượng trẻ em dân tộc thiểu số được đặt lên hàng đầu. Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới và nước đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (1990), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Nhà nước Việt Nam ban hành năm 1991, đến ngày 05/4/2016 Quốc hội khóa XIII đã thông qua và thay thế Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thành Luật trẻ em có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2017. Luật trẻ em có quy định về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em không phân biệt tín ngưỡng, dân tộc và đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn 2011-2016, Chính phủ ban hành 03 nghị định, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt 05 chương trình, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em với mục tiêu phòng ngừa, ngăn chặn trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em dân tộc thiểu số thuộc nhóm có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Tuy vậy, theo tổ chức Save The Children, dù chính phủ và các tổ chức xã hội đã cố gắng nhưng sự bất bình đẳng giữa trẻ em thành thị với nông thôn và dân tộc thiểu số vẫn tồn tại. Các báo cáo của UNICEF tại Việt Nam cho thấy, đa phần bố mẹ người dân tộc thiểu số thực sự gặp khó khăn trong việc tiếp cận y học hiện đại và cứ bám theo những thói quen lạc hậu trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, ở những vùng sâu vùng xa việc đi lại còn khó khăn nên việc tiếp cận