Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của phân hữu cơ sinh học được ủ từ phế thải khai thác rừng keo làm hỗn hợp ruột bầu sản xuất cây con ở vườn ươm

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết trình bày sử dụng các vật liệu hữu cơ phế thải ủ phân hữu cơ sinh học làm hỗn hợp ruột bầu để sản xuất cây con đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Trong nghiên cứu này, các vật liệu hữu cơ sẵn có như lá, vỏ cây keo, thu được sau khai thác rừng keo sử dụng ủ phân hữu cơ sinh học làm giá thể đóng bầu ươm cây con. Sau 90-105 ngày ủ, tính chất đặc trưng của phân hữu cơ sinh học được ủ từ vỏ và lá cây keo sau khai thác với vi sinh vật phân giải xenlulo. | Tạp chí KHLN 2/2016 (4308 - 4314) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn NGHIÊN CỨU CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC ĐƯỢC Ủ TỪ PHẾ THẢI KHAI THÁC RỪNG KEO LÀM HỖN HỢP RUỘT BẦU SẢN XUẤT CÂY CON Ở VƯỜN ƯƠM Nguyễn Thị Thuý Nga1, Phạm Quang Thu1, Nguyễn Minh Chí1, Nguyễn Văn Thành1, Lê Xuân Phúc2 1. Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng 2. Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng TÓM TẮT Từ khoá: Acacia mangium, Dalbergia tonkinensis, Keo tai tượng, phân hữu cơ sinh học, Sưa đỏ. Sử dụng các vật liệu hữu cơ phế thải ủ phân hữu cơ sinh học làm hỗn hợp ruột bầu để sản xuất cây con đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới. Trong nghiên cứu này, các vật liệu hữu cơ sẵn có như lá, vỏ cây keo, thu được sau khai thác rừng keo sử dụng ủ phân hữu cơ sinh học làm giá thể đóng bầu ươm cây con. Sau 90 - 105 ngày ủ, tính chất đặc trưng của phân hữu cơ sinh học được ủ từ vỏ và lá cây keo sau khai thác với vi sinh vật phân giải xenlulo, có độ ẩm: 25 - 35%; pH: 6,2 - 6,8; hàm lượng các chất hữu cơ tổng số: 32 - 32,5%; Hàm lượng nitơ tổng số: 0,19 - 2,5%; hàm lượng photpho tổng số: 0,25%; hàm lượng kali tổng số; 0,21 - 0,25%; màu sắc: nâu đen. Phân hữu cơ sinh học đã được ủ hoai, mục trong khoảng thời gian từ 90 - 105 ngày. Sử dụng 30% phân hữu cơ sinh học trộn với 69% đất tầng mặt và 1% lân (CT3) ươm cây giống Keo tai tượng tăng đường kính gốc 26,4% và tăng chiều cao 148% so với đối chứng ở thời điểm 90 ngày tuổi. Cây con Sưa đỏ khi sử dụng 40% phân hữu cơ sinh học trộn với 59% đất tầng mặt và 1% lân (CT4) sau 90 ngày thí nghiệm tăng đường kính gốc 14,8%, tăng chiều cao vút ngọn 29,4% so với đối chứng. Study on the characteristics of organic biofertilizer made from composted scrap materials from Acacia plantations to produce substrates for cultivating seedlings in nursery Keywords: Acacia mangium, Dalbergia tonkinensis, Organic biofertilizer. 4308 The use of organic biofertilizer made from tree harvesting residuals (leaves, branches and bark) .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN