Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu nhân giống keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nội dung bài viết đề cập vi nhân giống là công cụ hữu hiệu để đưa nhanh giống mới chất lượng cao, đồng đều và với số lượng lớn vào trồng rừng sản xuất cho các loại cây lâm nghiệp có giá trị thương mại như Keo lá tràm. Thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để hoàn thiện quy trình và cung cấp đủ giống với chất lượng di truyền ổn định cho rừng trồng các giống mới được chọn lọc (như Clt18, Clt7, Clt26 và Clt57) là cần thiết. | Tạp chí KHLN 4/2014 (3508 - 3515) ©: Viện KHLNVN - VAFS ISSN: 1859 - 0373 Đăng tải tại: www.vafs.gov.vn) NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO Triệu Thị Thu Hà, Cấn Thị Lan, Đồng Thị Ưng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp TÓM TẮT Từ khóa: Keo lá tràm, vi nhân giống, nuôi cấy mô tế bào, chồi nách, chồi hữu hiệu, hệ số nhân chồi và ra rễ Vi nhân giống là công cụ hữu hiệu để đưa nhanh giống mới chất lượng cao, đồng đều và với số lượng lớn vào trồng rừng sản xuất cho các loại cây lâm nghiệp có giá trị thương mại như Keo lá tràm. Thí nghiệm nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để hoàn thiện quy trình và cung cấp đủ giống với chất lượng di truyền ổn định cho rừng trồng các giống mới được chọn lọc (như Clt18, Clt7, Clt26 và Clt57) là cần thiết. Kết quả nghiên cứu nhân giống in vitro Keo lá tràm cho thấy việc khử trùng mẫu vật (là các chồi vượt hoặc chồi nách) bằng HgCl2 0,1% trong 5 phút cho tỷ lệ mẫu nhiễm 40,1% và mẫu nảy chồi 31,9%. Các cụm chồi hữu hiệu được nuôi cấy tiếp theo trong môi trường Murashige và Skoog cải tiến (MS*) bổ sung chất điều hoà sinh trưởng. Tỷ lệ nhân chồi cao nhất đạt được trong môi trường MS* + 1,0mg/l BAP + 0,5mg/l NAA là 6,0 chồi/cụm, đạt hệ số nhân chồi 2,1 lần và tỷ lệ chồi hữu hiệu 48,3%. Chồi đạt tiêu chuẩn được ra rễ trong môi trường 1/2MS* + 2,0mg/l IBA, đạt tỷ lệ ra rễ 95,3%. Tuy nhiên cũng có thể ra rễ trực tiếp bằng thuốc bột TTG (IBA 1,0%). Cây đã ra rễ in vitro được huấn luyện trong thời gian 6 - 10 ngày trước khi chuyển cây ra vườn ươm cho tỷ lệ sống lên tới 85,9%. In vitro propagation of Acacia auriculiformis A. Cunn. ex Benth by tissue culture technique Keywords: Acacia auriculiformis, micro propagation, tissue culture, axillary shoot, adventitious shoot, multiplication rate and rooting 3508 Micropropagation is an useful technique for mass propagation in clonal forestry. Study on tissue culture propagation to optimize