Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chế tạo bộ thí nghiệm cảm biến Vilabs hỗ trợ dạy học các kiến thức cơ học - vật lí trung học phổ thông
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này giới thiệu bộ thí nghiệm “ViLabs”, một bộ thí nghiệm sử dụng cảm biến để đo các thông số vật lí trong các thí nghiệm, sau đó thu thập lên máy tính, rồi được xử lí bằng phần mềm trên máy tính. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 23-33 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0003 CHẾ TẠO BỘ THÍ NGHIỆM CẢM BIẾN “VILABS” HỖ TRỢ DẠY HỌC CÁC KIẾN THỨC CƠ HỌC - VẬT LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Mai Văn Trinh1 , Nguyễn Đăng Thuấn2 1 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ giáo dục sư phạm Khoa học Tự nhiên – Trường Đại Học Sài Gòn 2 Khoa Tóm tắt. Bài báo này giới thiệu bộ thí nghiệm “ViLabs”, một bộ thí nghiệm sử dụng cảm biến để đo các thông số vật lí trong các thí nghiệm, sau đó thu thập lên máy tính, rồi được xử lí bằng phần mềm trên máy tính. Với tốc độ đo cao, chính xác, thao tác đo đơn giản, khả năng mở rộng lớn, xử lí số liệu trực quan, bộ thí nghiệm sẽ giúp bộc lộ các quy luật vật lí dễ dàng, từ đó hỗ trợ giáo viên trong quá trình dạy học tích cực, sáng tạo và nâng cao hiệu quả dạy học. Nội dung bài báo tập trung phân tích ưu điểm của bộ thí nghiệm qua phần kiến thức cơ học ở bậc trung học. Từ khóa: Thí nghiệm vật lí, dạy học, cảm biến, ViLabs, kết nối máy tính. 1. Mở đầu Phần kiến thức cơ học ở bậc trung học phổ thông (THPT), với các kiến thức về chuyển động, thường xảy ra nhanh, động, nên gây khó khăn trong việc xác định vị trí, vận tốc, gia tốc bằng các thiết bị thông thường. Từ trước đến nay, các phòng thí nghiệm chủ yếu sử dụng các công cụ như cần rung điện, chụp ảnh hoạt nghiệm, cổng quang điện, . để xác định vị trí của vật chuyển động theo thời gian, tuy nhiên kết quả còn hạn chế, chưa xác định được quy luật thay đổi của tọa độ theo thời gian một cách liên tục. Ngày nay, với sự phát triển của các thiết bị cảm biến, thiết bị ghép nối và đặc biệt là năng lực xử lí của máy tính, đã mở ra một hướng đi mới, đó là sử dụng các bộ cảm biến, kết nối với máy tính để thu thập số liệu và xử lí trên máy tính. Các bộ thí nghiệm như vậy đã được nghiên cứu bởi các hãng như: Cassy, Phywe (Đức), Pasco, Vernier, Fourier (Mĩ), Coach (Hà Lan), GQY (Trung Quốc) . . . Ở Việt