Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ứng dụng SSR (Simple sequence repeats) để cải thiện tính kháng đạo ôn trên lúa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung bài viết được tác giả thực hiện và trình bày về việc xác định sự hiện diện của gen Piz và Pik-m bằng cách sử dụng phương pháp SSR (simple sequence repeat) với marker liên kết với gen Piz và Pik-m là.RM3431 và RM1144. Kết quả thu được 5 cá thể có nguồn gốc từ OM6976 đã được kiểm chứng với sự hiện diện của hai gen Piz + Pik-m. | Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai ỨNG DỤNG SSR (SIMPLE SEQUENCE REPEATS) ĐỂ CẢI THIỆN TÍNH KHÁNG ĐẠO ÔN TRÊN LÚA Trần Vũ Hải1, Nguyễn Thị Phong Lan1, Phạm Ngọc Tú1 1 Viện Lúa ĐBSCL TÓM TẮT Bệnh đạo ôn trên lúa là một trong những bệnh rất nghiêm trọng và thiệt hại lớn đến năng suất trên thế giới. Nhiều tài liệu đã chứng minh việc sử dụng các giống lúa kháng sẽ là cách hiệu quả nhất để kiểm soát bệnh này. Do đó, việc khai thác hiệu quả các gen kháng là nền tảng quan trọng trong chọn tạo giống lúa. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định sự hiện diện của gen Piz và Pik-m bằng cách sử dụng phương pháp SSR (simple sequence repeat) với marker liên kết với gen Piz và Pik-m là RM3431 và RM1144. Kết quả thu được 5 cá thể có nguồn gốc từ OM6976 đã được kiểm chứng với sự hiện diện của hai gen Piz + Pik-m Từ khóa: Bệnh đạo ôn, gen Piz, gen Pik-m, OM6976 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đạo ôn hại lúa là một trong những dịch hại quan trọng ở hầu hết các vùng trồng lúa trên thế giới. Nấm có khả năng gây hại ở hầu hết các giai đoạn của cây lúa từ giai đoạn mạ đến chín và là một trong những bệnh gây thiệt hại trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa. Năm 2003, với sự trợ giúp của kỹ thuật sinh học phân tử (RFLP, AFLP, CAP, RGA, SSR, ) các nhà khoa học đã xác định được khoảng 40 gen chủ lực kháng bệnh đạo ôn đã được định vị trên bản đồ gen (Sallaud và ctv., 2003). Hiện nay, có 100 gen chủ lực kháng bệnh đạo ôn và khoảng 500 QTLs được xác định trong bộ gen cây lúa (Ashkani và ctv., 2016). Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lã Tuấn Nghĩa và ctv. (2009) đã lai quy tụ gen kháng bệnh đạo ôn Pi-1 và Pi-5 vào dòng lúa được tạo ra bằng phương pháp đột biến phóng xạ bằng tia gama - (60Co) giống lúa Bắc thơm 7. Qua nhiều thế hệ chọn lọc đánh giá, dòng NB01 có tiềm năng năng suất cao hơn giống Bắc thơm 7, chống chịu tốt, kháng đạo ôn và chống chịu sâu. Nguyễn Thị Lang và ctv. (2009) đã tạo ra 6 tổ hợp lai: OM 24/IR 64, IR 24/OM 2514, C 53/IR 64, C53/OM 2514, OM 1308/TeTep và IR 36/C53. Trong