Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ebook Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa: Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Theo kế hoạch phát triển chăn nuôi của nhà nước năm 2000-2005 nước ta sẽ có 200.000 bò sữa nhằm tăng nguồn sữa cung cấp cho đời sóng nhân dân mà phần lớn trước đây phải nhập từ nước ngoài. Mời các bạn cùng tìm hiểu phương pháp phòng trị bệnh bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa qua phần 2 cuốn sách. | Phần lưii BỆNH NỘI KHOA VÀ NHIÊM độc BỆNH VIÊM PHỔI I. PHÂN BỐ Bệnh viêm phổi xảy ra phổ biến ở bò nuôi tập trung, cũng như nuôi gia đình ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh thường .phát sinh khi thời tiết thay đổi từ ấm áp sang lạnh. Bê non dưới 1 năm tuổi mắc bệnh với tỷ lệ cao và nặng hon ở bò trưởng thành (Leroy G. Bicht, 1988). ở nước ta, bệnh viêm phổi của bê non thấy nhiều trong các cơ sở nuôi bò sữa trong thời gian từ mùa thu chuyển sang mùa đông hoặc trong thời tiết lạnh ẩm của đầu mùa xuân. II. NGUYÊN NHÂN 1. Do vi khuẩn Vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella pneumonia, vi khuẩn liên cầu Streptococcus hemolitica, phế cầu Streptococcus pneumonia, tụ cầu Staphylococcus aureus, Klebsiella sp., Haemophilus pleuropneumoniae. Những vi khuẩn này có thể đon độc hoặc phối họp gây bệnh viêm phổi cho bò. 118 2. Do ký sinh trùng Giun phôi Dictyocaulus viviparus là nguyên nhân quan trọng gây viêm phổi bò. Ngoài ra, ấu trùng giun đũa Toxocara vitulorum trong quá trình di hành lên phổi cũng gây tổn thương và viêm phổi. 3. Do nấm độc Các loài nấm Aspergillus íumigatus, Candida labrata, Cryptococcus neoíormans cũng gặp trong nhiều trường họp viêm phổi ở bò, nhất là bê non (David H. Ellis, 1994). Những nguyên nhân quan trọng trên thường phối họp gây bệnh nhưng quan trọng và phổ biến hơn là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. III. ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ VÀ LÂM SÀNG 1. Đặc điểm bệnh lý Các vi sinh vật gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn và nấm thường xâm nhập qua đường hô hấp của bò do hít thở không khí ô nhiễm có mang mầm bệnh. Các ký sính trùng như: ấu trùng giun đũa, giun phổi thường vào cơ thể qua đường tiêu hoá (ăn uống), xâm nhập vào máu, rồi di hành lên phổi súc vật. Nhưng ký sinh trùng chỉ là nguyên nhân gây tổn thương cơ giói (nguyên nhân tiền phát), tạo* điều kiện cho nhiễm khuẩn thứ phát (Cuningham, 1982). Súc vật chỉ phát bệnh trong trường họp gặp các điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi (Stress), sức đề kháng giảm thấp. 119 Bình thường, người ta vẫn phân lập .