Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật soạn thảo văn bản: Phần 2
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Phần 2 giáo trình “Kỹ thuật soạn thảo văn bản” cung cấp cho người học các kiến thức: Soạn thảo các loại hợp đồng; soạn thảo các văn bản quy chế, điều lệ; soạn thảo đơn yêu cầu, đơn khởi kiện vụ án dân sự và đơn yêu cầu giải quyết dân sự, nội dung chi tiết. | SOẠN THẢO CÁC LOẠI HỢP ĐÒNG i. Những yêu cầu chung của việc soạn thảo các loại hợp đồng Trong đời sống của xã hội, con người bao giờ cũng gắn liền với vật chất, tài sản. Trong cuộc sống đó thường xẩy ra việc chuyển giao tài sản giữa người này với người kia. Những sự chuyển giao quyền tài sản không phải hình thành một cách tự nhiên, mà phải thông qua những sự thỏa thuận nào đó giữa người có tài sản và người được giao tài sản. Khi những người này thỏa thuận với nhau để chuyển giao tài sản, hay làm một việc nào đó, nếu chỉ một bên thực hiện ý chí của mình, mà không được bên kia chấp thuận, thì việc chuyển giao tài sản, hay làm một việc nào đó sẽ không thể nào thực hiện được. Muốn cho sự chuyên giao hay làm một việc nào đó được diễn ra, giữa các bên phải có sự thống nhất ý chí. Sự thống nhất ý chí này được gọi là nội dung cơ bản của các bản hợp đồng. Những hợp đồng nhàm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng giữa các cá nhân hay tập thể các cá nhân được gọi là hợp đồng dân sự. 207 Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc mua bán, thuê, vay, mượn, tặng cho tài sản, làm hoặc không làm một việc, một dịch vụ, hoặc thỏa thuận, mà trong đó một hoặc các bên nhàm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên nhàm hướng tới việc thiết lập một quan hệ nghĩa vụ nhất giữa các bên tham gia. Việc tham gia hay không tham gia vào hợp đồng dân sự là việc các bên có toàn quyền quyết định. Các bên không thể áp đặt ý chí cho nhau, tức là không thể ép buộc người khác phải giao két hợp đồng với mình khi họ không muốn. Nếu vi phạm điều này, việc giao kết hợp đồng là vô hiệu, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Khỉ các bên đã giao kết hợp đồng, các bên phải tự giác thực hiện nghĩa vụ. Trường hợp không thực hiện nghĩa vụ của mình, các bên đó có thể phải gánh chịu trách nhiệm cưỡng chế của nhà nước. Để đảm bảo lợi ích cho các bên có quyền