Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2010, có xét đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành | ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH TÂY NINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số 02 2008 QĐ-UBND Tây Ninh ngày 12 tháng 01 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH TÂY NINH ĐẾN NĂM 2010 CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 Căn cứ Nghị định số 92 2006 NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ về lập phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Căn cứ Nghị quyết số 25 2007 NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh về Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 có xét đến năm 2020 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp Tây Ninh tại Tờ trình số 521 TTr-SCN ngày 28 tháng 12 năm 2007 về việc Ban hành Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tây Ninh giai đoạn đến năm 2010 có xét đến năm 2020 QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Tây Ninh đến năm 2010 có xét đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau 1. Quan điểm phát triển công nghiệp tỉnh Tây Ninh. - Phát triển công nghiệp để tạo động lực phát triển các ngành nông nghiệp dịch vụ theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ưu tiên cho các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn mà Tây Ninh đang có lợi thế cạnh tranh và tiềm năng để sản xuất hàng hóa chất lượng cao. - Thu hút và phát huy mọi nguồn lực thông qua việc vận dụng chính sách kinh tế nhiều thành phần với phương châm phát huy nội lực là chính đồng thời chú trọng ngoại lực để phát triển. - Xã hội hóa công tác đào tạo chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ cao cho quá trình phát triển công nghiệp tạo thêm việc làm và từng bước giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống dân cư giữa thành thị và nông thôn. - Phát triển công nghiệp phải thống nhất và đồng bộ trong tổng thể phát triển công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước. Đón trước xu thế chuyển dịch và chủ động hội nhập vào phân