Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát tình hình điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Thống Nhất

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Viêm tụy cấp (VTC) là một trong những bệnh phổ biến trong các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến gánh nặng to lớn cho con người về tinh thần, thể chất và tài chính. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình điều trị VTC cũng như đánh giá tính hợp lý và hiệu quả điều trị. | Khảo sát tình hình điều trị viêm tụy cấp tại Bệnh viện Thống Nhất Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT Bùi Thị Hương Quỳnh*,**, Trịnh Thị Hồng Anh* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm tụy cấp (VTC) là một trong những bệnh phổ biến trong các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến gánh nặng to lớn cho con người về tinh thần, thể chất và tài chính. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về tình hình điều trị VTC cũng như đánh giá tính hợp lý và hiệu quả điều trị. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị VTC tại bệnh viện Thống Nhất. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được thực hiện trên bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán VTC tại bệnh viện Thống Nhất trong 2 năm từ tháng 01/01/2017 đến 31/12/2018. Kết quả: Có 115 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu. Độ tuổi trung bình mắc VTC là 48,4 ± 16,7 tuổi, trong đó nam chiếm 68,7%. Các nguyên nhân thường gặp nhất là rượu (24,3%), tăng triglycerid (20,9%) và sỏi mật (19,1%). Tỷ lệ bệnh nhân bị VTC mức độ nhẹ, trung bình-nặng và nặng theo thang điểm Atlanta 2012 sửa đổi lần lượt là 56,5%, 38,3% và 5,2%. Về phương pháp điều trị, bệnh nhân được bồi hoàn dịch với thể tích dịch trung bình là 1521,7 ± 601,1 mL. Đa số bệnh nhân (96,5%) được nhịn ăn trong vài ngày đầu và được nuôi dưỡng bằng dinh dưỡng đường tĩnh mạch. Có 44,3% sử dụng octreotid trong thời gian ngắn ngày và 98% dùng thuốc ức chế bơm proton trong đó 24% trường hợp dùng liều cao 2 lần/ngày. Về chỉ định kháng sinh trong VTC, có 53% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh, trong tỷ lệ dùng 1 loại, 2 loại và 3 loại kháng sinh lần lượt là 63,9%, 31,1% và 5%. Mặc dù kháng sinh dự phòng không được khuyến cáo, vẫn có 29,5% trường hợp dùng kháng sinh dự phòng khi không có dấu hiệu nghi ngờ hay bằng chứng nhiễm trùng. Tỷ lệ điều trị thành công đạt 99,1%. Kết luận: Hầu hết bệnh nhân được .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN