Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sỹ Ngân hàng: Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của luận văn là Nghiên cứu lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | i LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng. Đồng thời, hoạt động này cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Chính vì vậy, để đạt được lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mang lại, BIDV luôn phải sẵn sàng chấp nhận những rủi ro do hoạt động này gây ra. Để hạn chế tối đa những tổn thất của hoạt động tín dụng, BIDV đã đề ra nhiều giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng. Thời gian qua, BIDV cũng đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự biến động của nền kinh tế thị trường, rủi ro tín dụng cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn về hình thức, phức tạp hơn về mức độ và luôn có khả năng xảy ra. Hơn nữa, quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV tuy đã được triển khai nhưng vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả. Nhiều bộ phận liên quan đến hoạt động tín dụng chưa có sự phối hợp do một số bất cập trong quy trình tín dụng. Đồng thời, với một mô hình tổ chức chưa hợp lý, nhiều Ban, phòng còn có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ dẫn đến những khó khăn trong việc xác định trách nhiệm khi rủi ro tín dụng phát sinh. Đối chiếu với mô hình quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của BIDV còn chưa đáp ứng yêu cầu. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” có tính cấp thiết cao, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý thuyết về quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. ii Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, và chỉ xem xét trong thời gian từ năm 2003 đến nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong