Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh dưới góc độ năng suất các nhân tố sản xuất
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh thông qua phương pháp hạch toán tăng trưởng. Kết quả chỉ ra rằng, yếu tố có đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008-2016 là nhân tố năng suất tổng hợp TFP với 63,97%. Lao động có việc làm của tỉnh Bắc Ninh cũng đã có đóng góp tương đối ổn định vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. | Hoàng Thị Thu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 188(12/3): 235 - 241 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH BẮC NINH DƯỚI GÓC ĐỘ NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT Hoàng Thị Thu* Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh thông qua phương pháp hạch toán tăng trưởng. Kết quả chỉ ra rằng, yếu tố có đóng góp lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2008-2016 là nhân tố năng suất tổng hợp TFP với 63,97%. Lao động có việc làm của tỉnh Bắc Ninh cũng đã có đóng góp tương đối ổn định vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù có mức độ tăng trưởng không ổn định, yếu tố vốn đã duy trì đóng góp của mình trong tăng trưởng GDP với mức trung bình chung của cả giai đoạn 2008-2016 là 32,91%. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất cho tăng trưởng kinh tế còn thấp và cần phải cải thiện trong tương lai. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế; năng suất nhân tố tổng hợp; vốn; lao động; nhân tố sản xuất MỞ ĐẦU * Tăng trưởng kinh tế là một chỉ số quan trọng phản ánh trình độ phát triển kinh tế của một vùng, một quốc gia trong mỗi thời kỳ nhất định và là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa đời sống người dân, giảm thất nghiệp và thực hiện nhiều mục tiêu vĩ mô khác. Tăng trưởng kinh tế được đề cập nhiều trong các mô hình nghiên cứu của các nhà kinh tế học với các tên tuổi tiêu biểu như Smitth (1776), Ricardo (1817), Harrod – Domar (1939), Solow (1956), Romer (1986) và Mankiw-Romer-Well (1992) [1-7]. Các mô hình nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế trên đều khẳng định rằng các nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình tăng trưởng là các nhân tố sản xuất gồm vốn, lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP). Vốn là nhân tố đầu vào của sản xuất và là nguồn lực cơ bản tạo ra tăng trưởng kinh tế. Vốn là toàn bộ của cải vật chất do con người tạo ra được tích lũy