Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tiếp tục hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Từ việc nghiên cứu khái niệm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam, tác giả bài viết đã kiến nghị hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến nguyên tắc này như: nguồn của Luật hình sự, các quy định về tội phạm, đồng phạm, hiệu lực., qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28 (2012) 240‐248 Tiếp tục hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Đoàn Ngọc Xuân** Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thuỷ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 12 tháng 11 năm 2012 Tóm tắt. Từ việc nghiên cứu khái niệm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam, tác giả bài viết đã kiến nghị hoàn thiện một số quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến nguyên tắc này như: nguồn của Luật hình sự, các quy định về tội phạm, đồng phạm, hiệu lực., qua đó, nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền con người. 1. Khái niệm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự Việt Nam* là điều kiện bảo đảm cho sự tuân thủ pháp chế, nhưng đồng thời nó cũng sẽ mất đi giá trị khi thiếu sự bảo đảm tuân thủ của pháp chế. Pháp chế xã hội chủ nghĩa là một trong những nhân tố quan trọng của việc xây dựng và thực hiện pháp luật xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác, sự tuân thủ một cách nghiêm chỉnh pháp luật có tính bắt buộc không chỉ đối với các hoạt động áp dụng pháp luật, mà còn có tính bắt buộc đối với các chủ thể hoạt động sáng tạo pháp luật. Với tính chất là một nguyên tắc pháp luật, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa luôn luôn giữ vai trò chỉ đạo, định hướng cho toàn bộ cơ chế điều chỉnh pháp luật, có ảnh hưởng rất lớn tới ý thức pháp luật, trật tự pháp luật và văn hóa pháp lý trong xã hội. Ngoài ra, nguyên tắc pháp chế còn ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng và hiệu quả của pháp luật. Trong mỗi ngành luật khác nhau, pháp chế có nội dung, yêu cầu cụ thể riêng và là nguyên tắc của ngành luật ấy. Có thể khẳng định rằng, trong bất kỳ ngành luật nào, thì trong Luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc pháp chế được thể hiện một cách rõ nét nhất và phản ánh tính pháp chế xã hội chủ nghĩa cao nhất. Pháp chế và pháp luật có quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật và pháp chế là hai khái niệm rất gần nhau, nhưng không đồng nhất. Nếu pháp .