Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và chế độ tưới đến sinh trưởng và năng suất lúa OM5451 trên đất xâm nhập mặn tại Long Mỹ, Hậu Giang
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài thực hiện tại vùng xâm nhập mặn của huyện Long Mỹ, Hậu Giang, vụ Hè Thu 2016 trên giống lúa OM5451 nhằm mục tiêu tìm được liều lượng bón đạm và chế độ tưới thích hợp giúp cho năng suất cao trong điều kiện mặn. Thí nghiệm bố trí theo thể thức lô phụ 2 nhân tố gồm 3 mức phân đạm kết hợp với 3 chế độ tưới. Kết quả cho thấy liều lượng bón đạm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa | Nguyễn Văn Bo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 184(08): 59 - 64 ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG PHÂN ĐẠM VÀ CHẾ ĐỘ TƯỚI ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA OM5451 TRÊN ĐẤT XÂM NHẬP MẶN TẠI LONG MỸ, HẬU GIANG Nguyễn Văn Bo1*, Mai Thị Ngọc Hương2 1 Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Bạc Liêu, 2 Trường Đại học Bạc Liêu TÓM TẮT Đề tài thực hiện tại vùng xâm nhập mặn của huyện Long Mỹ, Hậu Giang, vụ Hè Thu 2016 trên giống lúa OM5451 nhằm mục tiêu tìm đuợc liều lượng bón đạm và chế độ tưới thích hợp giúp cho năng suất cao trong điều kiện mặn. Thí nghiệm bố trí theo thể thức lô phụ 2 nhân tố gồm 3 mức phân đạm kết hợp với 3 chế độ tưới. Kết quả cho thấy liều lượng bón đạm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây lúa trong điều kiện tưới mặn. Ở công thức bón 120 N đạt năng suất cao nhất 7,13 tấn/ha. Đối với chế độ tưới khi đất nứt chân chim - giữ ngập 5 cm làm tăng có ý nghĩa về chiều cao cây, số hạt chắc trên bông và năng suất lúa đạt 6,08 tấn/ha. Bón đạm ở liều lượng 120 kg/ha cần được khuyến cáo cho lúa trong điều kiện đất xâm nhập mặn ở Long Mỹ Hậu Giang. Từ khóa: Xâm nhập mặn, liều lượng đạm, lúa chịu mặn, tưới nước mặn, sinh trưởng lúa ĐẶT VẤN ĐỀ* Thời gian gần đây, xâm nhập mặn đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng ở các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Mặn làm thay đổi tính chất đất theo hướng bất lợi dẫn đến diện tích đất nhiễm mặn ngày càng mở rộng và gây trở ngại cho sản xuất lúa. Tương tự các tỉnh ven biển khác ở ĐBSCL, tỉnh Hậu Giang đang chịu tác động của xâm nhập mặn trong sản xuất nông nghiệp. Năm 2011, lúa Xuân Hè và Hè Thu có 20.000 ha bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xâm nhập mặn, trong đó huyện Long Mỹ có diện tích lúa bị ảnh hưởng nhiều nhất [2]. Đến năm 2015, có 25.000 ha bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn [3]. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bón đạm (N) cũng như xác định liều lượng phân N hợp lý có ý nghĩa quan trọng đối với cây lúa dưới điều kiện tưới mặn. Theo Awan et al. (2003) [4], giống lúa PB-95 đạt năng suất tối đa khi sử dụng