Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Diễn biến dòng chảy ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo trình bày những nét chính kết quả phân tích, tổng hợp diễn biến dòng chảy ở Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây, trên cơ sở phân tích số liệu đo lưu lượng dòng chảy tại các trạm thủy văn ở Đồng bằng sông Cửu Long và trạm thủy văn Kratie thu thập được. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI DIỄN BIẾN DÒNG CHẢY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG PGS.TS. Trần Hồng Thái - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia PGS.TS. Hoàng Minh Tuyển, ThS. Lương Hữu Dũng - Viện Khoa học KTTV và Biến đổi khí hậu ThS. Nguyễn Xuân Tiến - Đài Khí tượng Thủy văn Bắc Trung Bộ Trần Đức Anh - Trường Đại học St. Thomas ùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có hệ thống sông suối, kênh rạch chằng chịt, có bờ biển và vùng biển rộng lớn nhiều tài nguyên. Bên cạnh những thuận lợi thì ĐBSCL cũng luôn phải đối mặt với không ít khó khăn và hạn chế trong điều kiện dòng chảy vào đồng bằng phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác nguồn nước thượng lưu. Nắm được đặc điểm, diễn biến dòng chảy mặt vùng ĐBSCL là điều cần thiết phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước của vùng. Trên cơ sở phân tích số liệu đo lưu lượng dòng chảy tại các trạm thủy văn ở ĐBSCL và trạm thủy văn Kratie thu thập được, bài báo trình bày những nét chính kết quả phân tích, tổng hợp diễn biến dòng chảy ở ĐBSCL trong những năm gần đây. V 1. Giới thiệu chung Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm địa phận của 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau là vùng châu thổ phì nhiêu có nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Trong những năm qua, ĐBSCL đã có những đóng góp vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, hơn 50% sản lượng lương thực, 70% lượng trái cây và 65% sản lượng thủy sản cả nước [1]. Vùng ĐBSCL tiếp giáp với biển Đông và biển Tây có địa hình khá bằng phẳng và thấp, mạng lưới sông, kênh rạch chằng chịt. 2. Đặc điểm dòng chảy ở ĐBSCL Chế độ thủy văn ở ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của dòng chảy thượng lưu và chế độ thủy triều vùng biển Đông, biển Tây. Thuỷ triều biển Đông có chế độ bán nhật triều . Thời gian triều lên kéo dài khoảng 6 giờ và thời gian triều xuống khoảng 7 giờ. Độ lớn thủy triều trung bình khoảng 3 - 4 m, cực đại là 4,1 + 0,1m. Trong khi đó,