Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề thi KSCL môn Vật lí lớp 11 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo Đề thi KSCL môn Vật lí lớp 11 năm 2018-2019 lần 3 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 202 sau đây, nhằm rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân. | SỞ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 3 Môn thi: Vật lý Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 202 Họ, tên thí sinh:. SBD . Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng? Trong từ trường, cảm ứng từ tại một điểm A. ngược hướng với lực từ. B. nằm theo hướng của đường sức từ. C. ngược hướng với đường sức từ. D. nằm theo hướng của lực từ. Câu 2: Lực và phản lực không có tính chất nào sau đây: A. luôn cùng loại. B. luôn xuất hiện từng cặp. C. luôn cân bằng nhau. D. luôn cùng giá ngược chiều. Câu 3: Chọn câu sai: A. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron B. Vật nhiễm điện âm là vật có thừa electron C. Vật trung hòa điện là vật có tổng điện tích khác không -19 D. Điện tích nguyên tố là giá trị điện tích nhỏ nhất và bằng 1,6.10 C. Điện tích của một vật nhiễm điện luôn bằng số nguyên lần điện tích nguyên tố Câu 4: Chọn câu đúng: v = - 4 + 3t là công thức vận tốc của một chuyển động A. thẳng chậm dần đều. B. thẳng đều. C. thẳng nhanh dần đều. D. tròn đều. Câu 5: Có thể tạo ra một pin điện hóa bằng cách cắm vào củ khoai tây A. hai mảnh kẽm. B. một cái đinh kẽm và một mảnh đồng. C. một mảnh đồng và một vỏ bút bi bằng nhựa. D. hai mảnh đồng. Câu 6: .Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không? A. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích. B. là lực hút khi hai điện tích trái dấu. C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. D. có phương là đường thẳng nối hai điện tích . Câu 7: Chọn câu phát biểu sai A. Động lượng là đại lượng vectơ. B. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì vận tốc luôn luôn dương. C. Động lượng luôn được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật. D. Động lượng luôn cùng hướng với vận tốc vì khối lượng luôn luôn dương Câu 8: Tập hợp ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định ? A. Áp suất,