Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đặc điểm phát triển cá thể của sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis (Guenée, 1854) (Lepidoptera: Crambidae) ở giống ngô nếp HN88 và giống ngô tẻ LVN4
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kết quả nghiên cứu cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm phát triển cá thể của sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis (Guenée, 1854) nuôi trên các loại thức ăn trong phòng thí nghiệm. Sâu đục thân ngô hoàn thành vòng đời với thức ăn là giống ngô nếp HN88 trong 32,9 ± 1,7 ngày và với thức ăn giống ngô tẻ LVN4 là 38,4 ± 1,5 ngày (ngắn hơn khoảng 5-6 ngày). | HNUE JOURNAL OF SCIENCE Natural Sciences 2018, Volume 63, Issue 3, pp. 125-132 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1059.2018-0013 ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÁ THỂ CỦA SÂU ĐỤC THÂN NGÔ Ostrinia furnacalis (GUENÉE, 1854) (LEPIDOPTERA: CRAMBIDAE) Ở GIỐNG NGÔ NẾP HN88 VÀ GIỐNG NGÔ TẺ LVN4 Bùi Minh Hồng1, 2 và Trần Đình Chiến3 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trung tâm Sinh học Thực nghiệm và Chuyển giao Tiến bộ Sinh học 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 2 Tóm tắt. Kết quả nghiên cứu cung cấp một số dẫn liệu về đặc điểm phát triển cá thể của sâu đục thân ngô Ostrinia furnacalis (Guenée, 1854) nuôi trên các loại thức ăn trong phòng thí nghiệm. Sâu đục thân ngô hoàn thành vòng đời với thức ăn là giống ngô nếp HN88 trong 32,9 ± 1,7 ngày và với thức ăn giống ngô tẻ LVN4 là 38,4 ± 1,5 ngày (ngắn hơn khoảng 5-6 ngày). Tỉ lệ sống trung bình của sâu đục thân ngô trên hai loại thức ăn lần lượt là 97,5% và 94,4%. Nuôi sâu đục thân ngô trưởng thành trên 3 loại thức ăn: có thêm mật ong nguyên chất, nước đường 50% và nước lã, nhận thấy thời gian sống và sức đẻ trứng của con cái giảm dần. Cụ thể, tuổi thọ trưởng thành tương ứng là 11,1 ± 0,9 ngày; 9,9 ± 0,8 ngày và 7,3 ± 0,6 ngày và số lượng trứng đẻ trung bình 535 ± 77,2 quả/con cái; 371,7 ± 47,4 quả/con cái và 216 ± 32,6 quả/con cái. Từ khóa: Phát triển cá thể sâu đục thân ngô, Ostrinia furnacalis , vòng đời. 1. Mở đầu Sâu đục thân ngô (O. furnacalis) là loài sâu gây hại mạnh nhất trong các loài sâu hại ngô. Việc phòng trừ loài sâu này gặp khó khăn do đặc tính giai đoạn sâu non sống kín trong thân. Sâu đục thân ngô gây hại chủ yếu từ khi ngô 7 lá đến khi thu hoạch. Chúng xâm nhập và gây hại nhiều nhất vào giai đoạn cây ngô thâm râu, chín sữa, làm giảm năng suất của cây ngô (Bùi Minh Hồng và Trần Hồng Trang (2012); Patanakamjorn Somporn,1975). Nghiên cứu các dẫn liệu về phát triển cá thể (Ontogenese) của một loài sâu hại là cơ sở để xem xét phát triển quần thể (biến