Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng xạ khuẩn biển có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu "Khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng xạ khuẩn biển có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh" được tiến hành với mục tiêu phân lập và chọn chủng xạ khuẩn biển có khả năng đối kháng với một số vi khuẩn gây bệnh. Từ các mẫu nước biển và trầm tích biển tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, 35 mẫu xạ khuẩn biển đã được phân lập thành công. | Khoa học Tự nhiên Khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng xạ khuẩn biển có khả năng kháng vi khuẩn gây bệnh Trần Thị Trinh1, Trần Thị Huế2, Chu Đức Hà3, Phạm Phương Thu4, Nguyễn Văn Giang1* 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 3 Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 4 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 2 Ngày nhận bài 8/5/2018; ngày chuyển phản biện 11/5/2018; ngày nhận phản biện 18/6/2018; ngày chấp nhận đăng 22/6/2018 Tóm tắt: Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu phân lập và chọn chủng xạ khuẩn biển có khả năng đối kháng với một số vi khuẩn gây bệnh. Từ các mẫu nước biển và trầm tích biển tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, 35 mẫu xạ khuẩn biển đã được phân lập thành công. 16 chủng xạ khuẩn biển đã được xác định có hoạt tính kháng khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 12222, Escherichia coli ATCC 25922, Bacillus cereus ATCC 25923. Trong đó, chủng TH7 có khả năng ức chế mạnh nhất. Khuẩn lạc của TH7 tròn, khô, có các hạt nhỏ ở tâm, xù xì, màu xám trắng, khuẩn ty cơ chất màu nâu, trong khi khuẩn ty khí sinh dạng thẳng, phân nhánh, không phân đốt, có xoắn tròn và xoắn móc câu ở đầu. Chủng TH7 biểu hiện hoạt tính enzyme cellulase, amylase và protease, đồng hóa tốt nhiều nguồn C khác nhau và chịu nồng độ muối tới 7%, sinh trưởng tốt tại pH 5-9. Đây được xem là nguồn giống có tiềm năng trong nghiên cứu sản xuất các chất kháng khuẩn và các enzyme ngoại bào. Từ khóa: enzyme, hoạt tính kháng khuẩn, khả năng chịu muối, xạ khuẩn biển. Chỉ số phân loại: 1.6 Đặt vấn đề Hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, tỷ lệ người mắc bệnh truyền nhiễm do tác nhân vi sinh vật gây ra hay các bệnh nguy hiểm ngày càng gia tăng [1]. Sử dụng các chất kháng sinh không hợp lý được khuyến cáo có thể làm nảy sinh hiện tượng kháng kháng sinh, dẫn đến việc điều trị bằng thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả như mong muốn. Vì vậy, nghiên cứu tìm kiếm thuốc kháng sinh mới, đặc biệt là các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN