Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu thời điểm bắt đầu và kết thúc thời kỳ xảy ra mưa lớn trong mùa mưa trên khu vực Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài báo trình bày kết quả tính toán và đánh giá thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời kỳ xảy ra mưa lớn trong mùa mưa theo số liệu quan trắc ngày cập nhật đến năm 2014 tại 150 trạm. Thời điểm bắt đầu (kết thúc) được tính dựa trên ngưỡng mưa ngày lớn hơn 50 mm trong giai đoạn trước và sau tháng bắt đầu (kết thúc) mùa mưa. Sau khi xác định được thời điểm bắt đầu (kết thúc) của từng năm, thành lập chuối số liệu thời điểm bắt đầu (kết thúc) theo trình tự thời gian để xác định thời điểm ứng với phân vị (20%, 50% và 80%). | BÀI BÁO KHOA HỌC NGHIÊN CỨU THỜI ĐIỂM BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC THỜI KỲ XẢY RA MƯA LỚN TRONG MÙA MƯA TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM Nguyễn Văn Thắng1 Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả tính toán và đánh giá thời điểm bắt đầu và kết thúccủa thời kỳ xảy ra mưa lớn trong mùa mưa theo số liệu quan trắc ngày cập nhật đến năm 2014 tại 150 trạm. Thời điểm bắt đầu (kết thúc) được tính dựa trên ngưỡng mưa ngày lớn hơn 50 mm trong giai đoạn trước và sau tháng bắt đầu (kết thúc) mùa mưa. Sau khi xác định được thời điểm bắt đầu (kết thúc) của từng năm, thành lập chuối số liệu thời điểm bắt đầu (kết thúc) theo trình tự thời gian để xác định thời điểm ứng với phân vị (20%, 50% và 80%). Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời điểm bắt đầu thời kỳ mưa lớn phổ biến dao động từ tháng 4 - 5 (phân vị 20%, đến tháng 6 - 7 (phân vị 80%)) ở hầu hết các trạm. Với phân vị 20%, thời điểm kết thúc mưa lớn phổ biến diễn ra từ tháng 8 - 9 ở Bắc Bộ; tháng 9 - 10 ở Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; và tháng 11 ở Nam Trung Bộ. Với phân vị 80%, kết thúc thời kỳ mưa lớn muộn nhất ở khu vực Nam Trung Bộ, xảy ra phổ biến trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau. Từ khóa: Mưa lớn, bắt đầu mưa lớn, kết thúc mưa lớn, phân vị. Ban Biên tập nhận bài: 10/5/2017 1. Mở đầu Mưa lớn là một trong những thiên tai điển hình ở Việt Nam và thường xảy ra trong mùa mưa. Mưa lớn thường kéo theo các hiện tượng thiên tai khác như lũ lụt, lũ quét, lũ ống gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh mạng của người dân. Do vậy, nghiên cứu về mưa lớn luôn là một chủ đề được quan tâm; đặc biệt là bài toán dự báo và cảnh báo. Nhiều nghiên cứu ở trong nước đều sử dụng ngưỡng lượng mưa ngày lớn hơn 50 mm là ngưỡng xảy ra mưa lớn [1, 3]. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu cũng cho thấy, mưa cực đoan trong trong mùa mưa có xu thế gia tăng [1]. Số ngày xảy ra mưa lớn ở các khu vực phổ biến khoảng từ 5 - 15 ngày/năm. Tuy nhiên, ở một số trung tâm mưa lớn thì đặc trưng này có thể lên tới 20 - 30 ngày, các trung tâm mưa bé chỉ khoảng 2 - 5 .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN