Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Dự tính biến đổi lượng mưa mùa mưa ở khu vực Việt Nam vào cuối thế kỷ 21 bằng mô hình NHRCM
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài báo trình bày kết quả dự tính biến đổi lượng mưa mùa mưa ở các vùng khí hậu vào cuối thế kỷ 21 (2080-2099) so với thời kỳ cơ sở (1982 - 2003) theo kịch bản RCP 8.5 bằng mô hình NHRCM (Non-Hydrostatic Regional Climate Model). Trong khuôn khổ của nghiên cứu, mùa mưa ở các vùng khí hậu được xem xét là các tháng mùa hè (JJA) ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; mùa thu (SON) ở khu vực Trung Bộ. | BÀI BÁO KHOA HỌC DỰ TÍNH BIẾN ĐỔI LƯỢNG MƯA MÙA MƯA Ở KHU VỰC VIỆT NAM VÀO CUỐI THẾ KỶ 21 BẰNG MÔ HÌNH NHRCM Nguyễn Đăng Mậu(1),Nguyễn Minh Trường(2), Hidetaka Sasaki(3), Izuru Takayabu(3) (1) Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội (3) Viện Khí tượng Nhật Bản (MRI) (2) Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả dự tính biến đổi lượng mưa mùa mưa ở các vùng khí hậu vào cuối thế kỷ 21 (2080 - 2099) so với thời kỳ cơ sở (1982 - 2003) theo kịch bản RCP 8.5 bằng mô hình NHRCM (Non-Hydrostatic Regional Climate Model). Trong khuôn khổ của nghiên cứu, mùa mưa ở các vùng khí hậu được xem xét là các tháng mùa hè (JJA) ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ; mùa thu (SON) ở khu vực Trung Bộ. Kết quả cho thấy, lượng mưa mùa JJA có thể giảm từ 0 - 40% ở Bắc Bộ; gia tăng khoảng từ 0 - 30% ở Tây Nguyên và Nam Bộ so với thời kỳ cơ sở. Lượng mưa mùa SON có thể tăng khoảng từ 0 - 30% ở Trung Bộ. Kết quả dự tính tăng/giảm lượng mưa trong tương lai gắn liền với kết quả dự tính biến đổi về hoàn lưu quy mô lớn ở khu vực Việt Nam. Từ khóa: Lượng mưa, gió mực 850 hPa, độ cao địa thế vị, thông lượng ẩm 1. Giới thiệu Việt Nam nằm trong khu vực chuyển tiếp của các tiểu hệ thống gió mùa mùa hè Châu Á (Nam Á, Đông Á và Tây Thái Bình Dương). Do vậy, điều kiện thời tiết và khí hậu ở Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ bởi sự tương tác của các tiểu hệ thống gió mùa mùa này. Bên cạnh đó, do điều kiện địa hình phức tạp (núi cao ở phía Bắc và dãy núi Trường Sơn hẹp trải dài ở dọc biên giới Việt Nam - Lào); hẹp và trải dài qua nhiều vĩ độ vùng nhiệt đới, nên tác động của gió mùa châu Á đến khu vực Việt Nam có sự khác biệt giữa các vùng miền. Nhìn chung, mùa mưa gắn liền với hoạt động của gió mùa mùa hè ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong đó, cao điểm của mùa mưa ở các khu vực này tập trung vào thời kỳ hoạt động mạnh mẽ nhất của gió mùa mùa hè, khoảng từ tháng 6 - 8. Trong khi đó, mùa mưa ở khu vực Trung Bộ đến muộn hơn và tập trung trong