Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Thành phố Hồ Chí Minh bằng mô hình WRF
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Để thấy rõ sự thay đổi của nhiệt độ bề mặt tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), nghiên cứu này tính toán nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 4/2010 và tháng 4/2014 từ số liệu tái phân tích. Nghiên cứu này cũng ứng dụng mô hình số WRF dự báo nhiệt độ bề mặt vào tháng 8/2015 tại Tp.HCM và so sánh kết quả với số liệu thực đo từ trạm khí tượng Tân Sơn Hòa. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ BỀ MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BẰNG MÔ HÌNH WRF Dương Thị Thúy Nga(1), Nguyễn Kỳ Phùng(2) và Nguyễn Văn Tín(3) (1) Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2) Viện Khoa học và Công nghệ tính toán (3) Phân viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu ể thấy rõ sự thay đổi của nhiệt độ bề mặt tại thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM), nghiên cứu này tính toán nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 4/2010 và tháng 4/2014 từ số liệu tái phân tích. Nghiên cứu này cũng ứng dụng mô hình số WRF dự báo nhiệt độ bề mặt vào tháng 8/2015 tại Tp.HCM và so sánh kết quả với số liệu thực đo từ trạm khí tượng Tân Sơn Hòa. Kết quả cho thấy nhiệt độ bề mặt tại Tp.HCM phân bố không đồng đều giữa các khu vực. Khu vực có nhiệt độ bề mặt cao nhất thuộc các quận trung tâm như quận 1, 3, 4, 5, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, tiếp đến là khu vực phía Tây Bắc của thành phố thuộc các huyện Hóc Môn, Củ Chi, thấp nhất nằm ở khu vực huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Từ khóa: dự báo, nhiệt độ, WRF. Đ 1. Giới thiệu Mô hình WRF là sự thừa kế ưu việt của mô hình MM5 trong nghiên cứu và dự báo thời tiết [1, 2, 7]. Mô hình WRF được thiết kế linh động, có độ tùy biến cao và có khả năng vân hành trên những hệ thống máy tính lớn. Chỉ với một bộ mã nguồn, WRF có thể dễ dàng tùy biến cho cả công việc nghiên cứu và dự báo. Nó bao gồm nhiều tùy chọn và hệ thống đồng hóa dữ liệu tiên tiến. Quy mô dự báo của mô hình rất đa dạng, có thể từ hàng mét đến hàng nghìn km bao gồm các nghiên cứu và thực hành dự báo số (NWP), đồng hóa dữ liệu và tham số hóa các yếu tố vật lý, mô phỏng khí hậu bằng phương pháp hạ quy mô động lực (dynamic downscaling climate simulations), nghiên cứu và đánh giá chất lượng không khí, mô hình kết hợp đại dương - khí quyển và các mô phỏng lý tưởng (như xoáy lớp biên, đối lưu, sóng tà áp, ). Chính vì những ưu điểm như trên, mô hình WRF đang được sử dụng trong nghiên cứu khí quyển và dự báo nghiệp vụ tại Hoa Kỳ cũng như