Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này sẽ đề cập đến việc sử dụng đánh giá như là một quá trình học tập trong dạy học với mô hình B-learning nhằm phát triển năng lực của người học. Các công cụ đánh giá trong dạy học B-learning, quá trình kết hợp giữa kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học, mô hình tổ chức dạy học như thế nào nhằm làm cho quá trình đánh giá không chỉ là đánh giá kết quả học tập mà còn là đánh giá cho học tập và đánh giá như là một quá trình học tập, cùng với các kết quả ban đầu cũng được đưa ra. | B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0264 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 130-137 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn B-LEARNING VÀ QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC Nguyễn Thế Dũng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này sẽ đề cập đến việc sử dụng đánh giá như là một quá trình học tập trong dạy học với mô hình B-learning nhằm phát triển năng lực của người học. Các công cụ đánh giá trong dạy học B-learning, quá trình kết hợp giữa kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học, mô hình tổ chức dạy học như thế nào nhằm làm cho quá trình đánh giá không chỉ là đánh giá kết quả học tập mà còn là đánh giá cho học tập và đánh giá như là một quá trình học tập, cùng với các kết quả ban đầu cũng được đưa ra. Từ khóa: Đánh giá trong dạy học; B-learning; Công cụ và kĩ thuật đánh giá; Đánh giá xác thực; Mô hình tổ chức dạy học; Dạy học định hướng hành động; Năng lực của người học. 1. Mở đầu Chương trình giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Theo đó, việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc “tạo ra kiến thức”, “truyền đạt, chuyển giao kiến thức” mà còn làm cho người học học cách đáp ứng hiệu quả các yêu cầu cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi môn học, nhằm chủ động thích ứng cuộc sống trong tương lai. Do đó cần phải có những thay đổi trong phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liền với đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá .