Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Một số giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa Sơn La
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nguồn lợi do công trình thuỷ điện Sơn La mang lại cho đất nước là rất lớn, nên khi công trình hình thành và đi vào hoạt động nó đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa để công trình có thể đạt được hiệu suất và tuổi thọ tối đa. Bài báo nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa Sơn La. | NGHIÊN CỨU & TRAO ĐỔI MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ BỒI LẮNG VÀ XÓI LỞ HẠ DU KHU VỰC HỒ CHỨA SƠN LA TS. Nguyễn Kiên Dũng, CN. Đinh Xuân Trường Trung tâm Ứng dụng Công nghệ và Bồi dưỡng nghiệp vụ KTTV và Môi trường gày nay, cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội, nhu cầu năng lượng điện ngày càng tăng, dẫn đến nhiều công trình thủy điện được chú trọng đầu tư xây dựng. Song song với các đập thủy điện được xây dựng, vấn đề bồi lắng, xói lở hạ lưu đập cũng ngày càng được quan tâm nghiên cứu và tìm các giải pháp khắc phục. Dự án thuỷ điện Sơn La là dự án thuỷ điện lớn nhất Việt Nam nằm trên sông Đà là một phụ lưu lớn của sông Hồng. Công trình được thiết kế xây dựng trên tuyến Pa Vinh nằm cách thị xã Sơn La 40 km có nhiệm vụ chính là phát điện và cắt lũ cho hồ Hoà Bình và vùng hạ du. Nguồn lợi do công trình thuỷ điện Sơn La mang lại cho đất nước là rất lớn, nên khi công trình hình thành và đi vào hoạt động nó đã và đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa để công trình có thể đạt được hiệu suất và tuổi thọ tối đa. Bài báo nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp hạn chế bồi lắng và xói lở hạ du khu vực hồ chứa Sơn La. N 1. Xói mòn lưu vực và giải pháp hạn chế a. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xói mòn lưu vực Xói mòn lưu vực và bồi lắng hồ chứa là hai quá trình có mối quan hệ khăng khít với nhau [1]. Xói mòn lưu vực tạo nguồn phù sa cho bồi lắng. Khi nghiên cứu bồi lắng cần nghiên cứu quá trình xói mòn và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xói mòn như là: - Các nhân tố khí hậu, nhất là mưa, gió, độ ẩm, - Các nhân tố mặt xói (mặt lưu vực): đặc tính đất, độ dốc, chiều dài sườn dốc, rừng và thảm thực vật - Các nhân tố do hoạt động của con người trên lưu vực. b. Giải pháp hạn chế xói mòn lưu vực Một số biện pháp để hạn chế xói mòn lưu vực có thể nói đến như: - Biện pháp công trình: Kiểm soát sự chuyển động của nước mặt để giảm vận tốc dòng chảy, làm tăng khối lượng nước bề mặt, .