Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
An ninh năng lượng ở Việt Nam: Những rào cản và định hướng chính sách
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đứng trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng gia tăng, trong khi nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt. Do vậy, chúng ta cần có lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình năng lượng sạch và ưu tiên xem xét các tham vấn chính sách về năng lượng của các chuyên gia trong lĩnh vực này. | Diễn đàn khoa học - công nghệ AN NINH NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM: NHỮNG RÀO CẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH Nguyễn Minh Quang Viện Nghiên cứu quốc tế khoa học xã hội (ISS), Hà Lan Đứng trước yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng năng lượng của Việt Nam không ngừng gia tăng, trong khi nguồn cung năng lượng ngày càng cạn kiệt. Do vậy, chúng ta cần có lộ trình cụ thể trong xây dựng mô hình năng lượng sạch và ưu tiên xem xét các tham vấn chính sách về năng lượng của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Một số vấn đề về năng lượng hiện nay Nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn Vào năm 2015, Việt Nam đã chuyển từ một quốc gia xuất khẩu năng lượng ròng sang nhập khẩu ròng do nhu cầu than trong nước tăng vọt. Với việc duy trì hiệu quả tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức khá cao (trung bình 6-6,7%/ năm), tiêu thụ điện của Việt Nam hiện đang tăng 10-12% mỗi năm và được dự tính sẽ tiếp tục tăng khoảng 7-10% cho đến năm 2030. Trong bối cảnh đó, ngoài nỗ lực đầu tư vào 14 nhà máy nhiệt điện mới ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Việt Nam cũng xúc tiến nhập khẩu nguồn điện từ bên ngoài, nhất là từ Lào, để đảm bảo nguồn cung năng lượng quốc gia. Xây mới các nhà máy nhiệt điện than và đầu tư nhập khẩu điện từ Lào đang là hướng giải quyết sự thiếu hụt năng lượng trong vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, chính sách phát triển năng lượng hiện nay được đánh giá chứa đựng nhiều rủi ro cho mục tiêu phát triển bền vững. Cụ thể, trong kế hoạch phát triển năng lượng đến 2030, Việt Nam sẽ phải sản xuất khoảng 55 GW (55 tỷ kW) điện từ các nhà máy nhiệt điện. Điều này có nghĩa là ít nhất trong 20 năm tới, nhiệt điện vẫn là nguồn cung năng lượng trọng yếu của đất nước. Vì vậy, sự lệ thuộc vào nguồn than nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) và gánh nặng tài chính cho nhập khẩu là rất lớn. Với mức trung bình 10 triệu tấn than phải nhập khẩu mỗi năm, những rủi ro về môi trường, thất thoát nguồn ngoại tệ và lệ thuộc an ninh năng lượng sẽ nguy hiểm hơn những gì mà những số liệu thống kê