Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Với điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, khu vực Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, ngô, sắn., góp phần quan trọng vào phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung. | Khoa học - Công nghệ và đổi mới sáng tạo Tăng cường ứng dụng KH&CN trong phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng Tây Nguyên Lê Tất Khương, Chu Huy Tưởng, Đặng Ngọc Vượng Viện Nghiên cứu và phát triển vùng, Bộ KH&CN Với điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, khu vực Tây Nguyên đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung có quy mô lớn về cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều, chè, ngô, sắn., góp phần quan trọng vào phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung. Tuy nhiên thực tế cho thấy, sản xuất nông nghiệp ở Tây Nguyên là thế mạnh nhưng chưa được khai thác thật sự hiệu quả. Năng suất lao động còn thấp, các sản phẩm nông sản hàng hóa chủ yếu xuất khẩu thô nên giá trị gia tăng và sức cạnh tranh thấp; việc ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản còn hạn chế Để thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Tây Nguyên, trong thời gian tới cần phải có những giải pháp đồng bộ, trong đó cần tăng cường ứng dụng KH&CN vào sản xuất. Thực trạng sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Tây Nguyên Với lợi thế về tự nhiên, nhiều sản phẩm nông nghiệp của Tây Nguyên đã từng bước khẳng định giá trị và vị trí của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, trong đó nổi bật là cà phê, hồ tiêu, ngô, sắn, điều, chè, cao su, rau - hoa. Sản xuất cà phê Cà phê Tây Nguyên chiếm hầu hết diện tích và sản lượng cà phê Việt Nam, trở thành cây trồng có ưu thế tuyệt đối của vùng, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới (đứng số 1 thế giới về sản xuất, xuất khẩu cà phê vối). Hiện nay, tổng diện tích cà phê của vùng Tây Nguyên là hơn 570 nghìn ha, chiếm gần 90% diện tích cà phê của cả nước. Giá trị sản xuất do cà phê mang lại đạt hơn 53 nghìn tỷ đồng/năm, chiếm hơn 41% tỷ 34 trọng ngành nông nghiệp của vùng Tây Nguyên. Đây là cây trồng đã và đang giúp khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của vùng. Trong những năm