Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đấu tranh chính trị trong Đồng Khởi ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên (1964-1965)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Phong trào Đồng khởi ở nông thôn đồng bằng các tỉnh Khu V là nét nổi bật của cách mạng miền Nam những năm 1964–1965. Trong quá trình lịch sử đó, nét nổi bật trong giải phóng nông thôn đồng bằng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên là việc lực lượng vũ trang tấn công quân đội Sài Gòn ở những nơi trọng yếu đã hỗ trợ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị với nhiều hình thức khác nhau. | Đấu tranh chính trị trong Đồng Khởi ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên (1964-1965) Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Xã hội Nhân văn ISSN 2588–1213 Tập 128, Số 6A, 2019, Tr. 113–120; DOI: 10.26459/hueuni-jssh.v128i6A.5256 ĐẤU TRANH CHÍNH TRỊ TRONG ĐỒNG KHỞI Ở CÁC TỈNH QUẢNG NAM, QUẢNG NGÃI, BÌNH ĐỊNH VÀ PHÚ YÊN (1964–1965) Phan Thanh Nhất* Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 32 Lê Lợi, Huế, Việt Nam Tóm tắt: Phong trào Đồng khởi ở nông thôn đồng bằng các tỉnh Khu V là nét nổi bật của cách mạng miền Nam những năm 1964–1965. Trong quá trình lịch sử đó, nét nổi bật trong giải phóng nông thôn đồng bằng các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên là việc lực lượng vũ trang tấn công quân đội Sài Gòn ở những nơi trọng yếu đã hỗ trợ quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị với nhiều hình thức khác nhau. Các cuộc đấu tranh chính trị đã phát triển thành cao trào, trở thành bạo lực của quần chúng nổi dậy vũ trang phá ấp chiến lược, giải phóng phần lớn nông thôn đồng bằng. Từ khóa: đấu tranh chính trị, nổi dậy, giải phóng, nông thôn đồng bằng 1. Mở đầu Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ (11/1963), chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng. Để cứu vãn tình thế đó, Mỹ đã triển khai kế hoạch Johnson – McNamara nhằm tiếp tục mở rộng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với cường độ và quy mô mới. Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên được xác định là nơi “trọng điểm” của các chiến dịch bình định và đánh phá của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Trước tình tình đó, tháng 12/1963, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định phương hướng nhiệm vụ của cách mạng miền Nam trong giai đoạn này là “kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt tùy theo từng vùng và từng thời kỳ khác nhau” [4, Tr. 877]. Nghị quyết nhấn mạnh “Phương châm hoạt động của ta ở vùng đồng bằng nông thôn là đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đi đôi, tiêu hao, tiêu diệt lực .