Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phát triển ngôn ngữ miêu tả cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi qua dạy kể chuyện với đồ chơi
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và công cụ tư duy. Giáo dục mầm non coi việc hình thành vốn từ, đặc biệt là từ ngữ miêu tả là một nhiệm vụ quan trọng trong nội dung giáo dục trẻ. Bài viết đề cập việc phát triển ngôn ngữ miêu tả cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi thông qua dạy kể chuyện với đồ chơi. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 441 (Kì 1 - 11/2018), tr 31-34 PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MIÊU TẢ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4-5 TUỔI QUA DẠY KỂ CHUYỆN VỚI ĐỒ CHƠI Nguyễn Thị Huệ - Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình Ngày nhận bài: 18/06/2018; ngày sửa chữa: 20/09/2018; ngày duyệt đăng: 26/09/2018. Abstract: Language is a medium of communication and tool of thinking. Formation of vocabulary, especially descriptive words is considered one the most important tasks in preschool education. By using toys in telling stories, children’s awareness (about names, characteristics, benefits, habitats and development process of animals), language skills (know how to apply vocabulary and structures to describe some typical characteristics of an animal, name their stories, tell stories with toy characters) and aesthetic (dancing, drawing, art activities) will develop accordingly. The article presents the development of descriptive language for preschool children aged 4-5 through telling story with toys. Keywords: Children, language, language development, kindergarten, storytelling with toys. tai được phát triển giúp hình thành ở trẻ biểu tượng về thuộc tính của các đồ vật. Nhà giáo dục nổi tiếng E. I. Chikhiêva đã nói: Cảm giác và tri giác - đó là hai bậc thang đầu tiên của nhận thức, còn ngôn ngữ dựa vào các khái niệm của cảm giác. Trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, các giác quan đóng vai trò quan trọng nhất [2]. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh cho phép trẻ em ở tuổi mẫu giáo nhỡ giải thích được nhiều vấn đề khác nhau trong truyện kể. Ở trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, tưởng tượng không chủ đích vẫn còn chiếm ưu thế, tưởng tượng tái tạo vẫn còn thể hiện nhưng tưởng tượng sáng tạo bắt đầu biểu hiện. Trong sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ, nhu cầu thể hiện ý tưởng hoạt động bắt đầu xuất hiện khá rõ. Đây là “mầm mống” của tưởng tượng tích cực, tưởng tượng có chủ định cũng hình thành trong giai đoạn này. Trong vui chơi, tưởng tượng tích cực xuất hiện dần và càng lúc rõ hơn. Trẻ không chỉ thực .