Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỹ thuật kết hợp bè trong tác phẩm tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam” của nhạc sĩ Ca Lê Thuần

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết nghiên cứu các kỹ thuật kết hợp bè trong tác phẩm tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam” dựa trên cơ sở lý luận của âm nhạc phương Tây. Đó là các kỹ thuật đối vị của âm nhạc phức điệu, kỹ thuật hòa âm của âm nhạc chủ điệu. Qua đó muốn tìm ra cách mà nhạc sĩ Ca Lê Thuần đã vận dụng các kỹ thuật của âm nhạc phương Tây trong việc thể hiện nội dung, tâm hồn Việt. | Kỹ thuật kết hợp bè trong tác phẩm tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam” của nhạc sĩ Ca Lê Thuần 82 3 (43) - 2019: NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT KỸ THUẬT KẾT HỢP BÈ TRONG TÁC PHẨM TRANH GIAO HƯỞNG “DÁNG ĐỨNG VIỆT NAM” CỦA NHẠC SĨ CA LÊ THUẦN Trần Đinh Lăng Tóm tắt: Bài viết nghiên cứu các kỹ thuật kết hợp bè trong tác phẩm tranh giao hưởng “Dáng đứng Việt Nam” dựa trên cơ sở lý luận của âm nhạc phương Tây. Đó là các kỹ thuật đối vị của âm nhạc phức điệu, kỹ thuật hòa âm của âm nhạc chủ điệu. Qua đó muốn tìm ra cách mà nhạc sĩ Ca Lê Thuần đã vận dụng các kỹ thuật của âm nhạc phương Tây trong việc thể hiện nội dung, tâm hồn Việt. Từ khoá: Nhạc sĩ Ca Lê Thuần, nhạc thính phòng, kỹ thuật kết hợp bè, kỹ thuật hòa âm, kỹ thuật đối vị. 1. Mở đầu Sáng tác một bè đã khó, nhiều bè còn khó hơn nữa. Âm nhạc dân gian Việt Nam chủ yếu là một bè. Một số dạng hòa tấu nhiều nhạc cụ thì còn ở dạng kết hợp khá đơn giản. Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát đã từng nhận xét về âm nhạc dân gian Việt Nam: “Hòa thanh trong âm nhạc chúng tôi hãy còn ở trong tình trạng sơ khai. Giai điệu đóng một vai trò chủ yếu, phần đệm thường hay dùng theo lối trì tục” (1). Chúng ta được làm quen với hòa âm và những kết hợp bè phức tạp của âm nhạc chuyên nghiệp phương Tây từ đầu thế kỷ XX. Nhưng phải đến những năm 60 chúng ta mới có những nhạc sĩ chuyên nghiệp được đào tạo từ nước ngoài trở về, được trang bị kiến thức về những kỹ thuật kết hợp bè mà các nước phương Tây đã sử dụng từ nhiều thế kỷ trước. Như vậy có thể thấy những kỹ thuật kết hợp nhiều bè của âm nhạc chuyên nghiệp phương Tây là khá mới mẻ và xa lạ đối với truyền thống Việt Nam. Các nhạc sĩ đã vận dụng những kỹ thuật mới, với những thể loại âm nhạc mới đó như thế nào? thành công đến đâu? Đó chính là vấn đề cho các nghiên cứu thuộc lĩnh vực âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam hiện đại. Là một trong những nhạc sĩ thế hệ đầu tiên của Việt Nam được đào tạo ở nước ngoài, nhạc sĩ Ca Lê Thuần được trang bị đầy đủ kiến