Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Yếu tố bản địa trong văn hóa Thiên Chúa Giáo ở Philippines

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Văn hóa Thiên Chúa giáo là một yếu tố nổi bật trong tổng thể nền văn hóa Philippines. Trong suốt gần 500 năm tồn tại, Thiên Chúa giáo đã có nhiều tác động to lớn đến đời sống xã hội của đất nước này, trong khi đó, những yếu tố bản địa vẫn được gìn giữ. Với sự có mặt của hai yếu tố bản địa và ngoại lai, văn hóa Philippines là một sự pha trộn hoàn hảo để rồi tạo nên tính đa dạng cho cư dân quần đảo. Chính điều này đã làm cho Philippines trở nên khác biệt so với các quốc gia Đông Nam Á còn lại nhưng vẫn mang tính thống nhất của nền văn hóa khu vực. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 YẾU TỐ BẢN ĐỊA TRONG VĂN HÓA THIÊN CHÚA GIÁO Ở PHILIPPINES Nguyễn Đinh Khương Duy Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Văn hóa Thiên Chúa giáo là một yếu tố nổi bật trong tổng thể nền văn hóa Philippines. Trong suốt gần 500 năm tồn tại, Thiên Chúa giáo đã có nhiều tác động to lớn đến đời sống xã hội của đất nước này, trong khi đó, những yếu tố bản địa vẫn được gìn giữ. Với sự có mặt của hai yếu tố bản địa và ngoại lai, văn hóa Philippines là một sự pha trộn hoàn hảo để rồi tạo nên tính đa dạng cho cư dân quần đảo. Chính điều này đã làm cho Philippines trở nên khác biệt so với các quốc gia Đông Nam Á còn lại nhưng vẫn mang tính thống nhất của nền văn hóa khu vực. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi chế độ thuộc địa của Tây Ban Nha và Hoa Kỳ trong hàng thế kỷ, văn hóa bản địa của Philippines vẫn giữ được bản sắc của nó, và là bằng chứng để chứng minh rằng quốc gia này thuộc không gian xã hội Đông Nam Á. Năm 1521, theo lệnh của nhà vua Tây Ban Nha, nhà thám hiểm Ferdinand Magellan, trong hành trình vòng quanh thế giới, đã cập bến đảo Cebu ở miền Trung Philippines. Khi ở đảo Cebu, Magellan cùng hành đoàn của ông đã thực hiện nghi lễ rửa tội đầu tiên trong lịch sử Thiên Chúa giáo ở Philippines cho quần chúng nơi đây [5;83]. Điều này báo hiệu cho một sự kiện đặc biệt sắp diễn ra trên quần đảo vùng Đông Ấn này - sự xâm nhập của Thiên Chúa giáo cùng với sự cai trị của thực dân Tây Ban Nha. Sau gần một thế kỷ kể từ khi người Tây Ban Nha mang Thiên Chúa giáo vào quần đảo, hầu hết các vùng đồng bằng, trung du ở Philippines đã bị Thiên Chúa giáo hóa sau các cuộc nổi loạn với quy mô nhỏ tại nhiều nơi khác nhau. Trong thời gian đó, người Tây Ban Nha đã sử dụng nhiều chính sách cai trị để hướng người bản địa theo tôn giáo của mình. Các tu sỹ đã thực hiện thánh lễ rửa tội cho một lượng lớn người dân cùng một lúc để dễ dàng hướng tất cả theo Thiên Chúa giáo. Điều này sẽ không dễ dàng thực hiện được nếu người dân nơi đây phân .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN