Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày - tá tràng tại bệnh viện Đà Nẵng

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nghiên cứu về kết quả phẫu thuật, đưa ra các số liệu về tỷ lệ tai biến và biến chứng là một việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Vì vậy nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày - tá tràng tại Bệnh viện Đà Nẵng nhằm hai mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ tai biến và biến chứng của phẫu thuật nội soi, đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng dạ dày - tá tràng. | TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 63, 2010 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU LỖ THỦNG DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG Nguyễn Hoàng, Nguyễn Ngọc Thắng Bệnh viện Đà Nẵng Đặng Văn Thởi Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II TÓM TẮT Thủng ổ loét dạ dày tá tràng là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Khâu lỗ thủng dạ dày – tá tràng qua nội soi là một phương pháp phẫu thuật ít xâm hại. Nhằm đánh giá kết quả của phương pháp này, chúng tôi đã nghiên cứu trên 68 bệnh nhân tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 06/2006 đến tháng 10/2009 bằng phương pháp nghiên cứu hồi cứu. Tuổi trung bình 38,59, với tỷ lệ là: nam 86,8%, 9 nữ là (13,2%. Lâm sàng và cận lâm sàng điển hình: Đau bụng thượng vị (100%), Xquang có liềm hơi dưới cơ hoành (98,5%), siêu âm có dịch ổ bụng (85,5%). Thời gian mổ trung bình 90 ± 15 phút (45 – 120 phút). Thời gian rút dẫn lưu trung bình: 3 ± 0,5 ngày. Thời gian nằm viện: 7,5 ± 1 ngày. Chuyển mổ hở 01 bệnh nhân. Không có trường hợp nào mổ lại hay tử vong. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng, phẫu thuật cho kết quả tốt, có tính an toàn cao, tỷ lệ tai biến và biến chứng thấp, và có thể áp dụng ở những tuyến y tế có đội ngũ phẫu thuật viên, gây mê có kinh nghiệm. 1. Đặt vấn đề Phẫu thuật nội soi là phẫu thuật ít xâm hại, có nhiều ưu điểm so với phẫu thuật hở. Trong những thập niên gần đây, phẫu thuật nội soi đã có những bước tiến ngoạn mục và dần thay thế cho nhiều phẫu thuật kinh điển. Thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là một biến chứng nặng và thường gặp trong bệnh lý loét dạ dày - tá tràng. Tại Mỹ, tỷ lệ thủng ổ loét dạ dày tá tràng chiếm 5-10% và tỷ lệ tử vong là 15%. Đây là bệnh lý có tần suất đứng thứ hai trong cấp cứu bụng ngoại khoa sau viêm ruột thừa [2]. Lịch sử điều trị thủng ổ loét dạ dày tá tràng đã trải qua nhiều giai đoạn với thái độ điều trị khác nhau như điều trị nội khoa bảo tồn (Phương pháp hút liên tục theo Taylor), phẫu thuật khâu lỗ thủng kinh điển (phẫu thuật mở) và gần đây nhất là khâu lỗ thủng qua nội soi. Từ năm 1884, Mikulicz đã phẫu