Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Biến động sử dụng đất tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997-2017

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương luôn có tốc độ phát triển kinh tế cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ dân nhập cư lớn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến động về quy mô, cơ cấu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian vừa qua. Dựa trên cơ sở bản đồ biến động sử dụng đất, phân tích hiện trạng biến động và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất theo hướng bền vững cho tỉnh Bình Dương. | BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2017 PHAN VĂN TRUNG1,* TRẦN THỊ LÝ , NGUYỄN ĐĂNG ĐỘ3 1 Trường Đại học Thủ Dầu Một, Bình Dương * Email: phantrung77@gmail.com 2 Trường THPH Huỳnh Văn Nghệ, Bình Dương 3 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 2 Tóm tắt: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương luôn có tốc độ phát triển kinh tế cao, quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, tỷ lệ dân nhập cư lớn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến biến động về quy mô, cơ cấu và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian vừa qua. Kết quả xây dựng bản đồ biến động cho thấy có sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất khá lớn giữa các loại đất ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 1997 – 2017. Dựa trên cơ sở bản đồ biến động sử dụng đất, phân tích hiện trạng biến động và đề xuất một số giải pháp sử dụng đất theo hướng bền vững cho tỉnh Bình Dương. Từ khóa: Biến động sử dụng đất, tỉnh Bình Dương. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau khi tái lập tỉnh năm 1997, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ giúp Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) đạt 13,2% trong giai đoạn 1997 - 2017 [2], [6]. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều tạo ra sức hút lớn đối với nguồn lao động, nhất là lao động nhập cư, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, dẫn đến tỷ lệ dân số thành thị tăng mạnh từ 26,6% năm 1997 lên 76,9% năm 2017 [2], [6]. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế và gia tăng nhanh về dân số làm cho đất đai ở Bình Dương bị biến động mạnh, đất canh tác bị thu hẹp, đất ở và đất chuyên dùng tăng lên nhanh chóng. Thực trạng đó gây nguy cơ phá vỡ quy hoạch không gian sống và sản xuất, ảnh hưởng tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, cũng như định hướng xây dựng thành phố thông minh của tỉnh Bình Dương [5]. Hiện nay, việc nghiên cứu biến động sử dụng đất (BĐSDĐ) thuận tiện hơn với sự hỗ trợ của Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS) và viễn thám. Dữ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN