Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Phân tích tính giá trị hai bài kiểm tra ngữ pháp – từ vựng học phần 2A + 2B tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết này trình bày kết quả của một nghiên cứu về tính giá trị của hai bài kiểm tra Ngữ pháp - Từ vựng học phần 2A + 2B năm học 2016-2017 tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN). Nghiên cứu đánh giá độ tương thích giữa hai bài kiểm tra này với bản mô tả kĩ thuật bài kiểm tra; đo chỉ số độ khó của từng tiểu mục trong bài kiểm tra; và đo một số thông số chung của toàn bài kiểm tra. | PHÂN TÍCH TÍNH GIÁ TRỊ HAI BÀI KIỂM TRA NGỮ PHÁP – TỪ VỰNG HỌC PHẦN 2A + 2B TẠI KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA PHÁP, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Đỗ Thị Bích Thủy* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 07 tháng 09 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 11 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 11 năm 2018 Tóm tắt: Bài viết này trình bày kết quả của một nghiên cứu về tính giá trị của hai bài kiểm tra Ngữ pháp - Từ vựng học phần 2A + 2B năm học 2016-2017 tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHNN-ĐHQGHN). Nghiên cứu đánh giá độ tương thích giữa hai bài kiểm tra này với bản mô tả kĩ thuật bài kiểm tra; đo chỉ số độ khó của từng tiểu mục trong bài kiểm tra; và đo một số thông số chung của toàn bài kiểm tra. Kết quả cho thấy hai bài kiểm tra đều đảm bảo tính giá trị, bài kiểm tra số 2 có tính giá trị cao hơn bài số 1. Tuy nhiên, cần điều chỉnh cấp độ ngôn ngữ bài kiểm tra cho phù hợp hơn với bản mô tả kĩ thuật và chỉnh sửa lại những tiểu mục có chỉ số độ khó chưa phù hợp.** Từ khóa: kiểm tra đánh giá, bài kiểm tra Ngữ pháp - Từ vựng, tính giá trị, bản mô tả kĩ thuật, chỉ số độ khó 1. Dẫn nhập 12 Song song với công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá năng lực của sinh viên/ học sinh là một hoạt động quan trọng của giảng viên/ giáo viên (Dương Thu Mai, Nguyễn Thị Chi & Phạm Thị Thu Hà, 2017). Những nghiên cứu gần đây nhất về công tác kiểm tra đánh giá có thể được chia thành bốn mảng chính. Mảng thứ nhất bao gồm những nghiên cứu tập trung đo lường hiểu biết và quan điểm của giáo viên các cấp về kiểm tra đánh giá (Crombs, DeLuca, LaPointe-McEwan & Chalas, 2018; Issaieva & Crahay, 2010; Lê Thị Huyền Trang & Trần Thị Tuyết, 2015; Remesal, 2011). Mảng thứ hai là những nghiên cứu về các ĐT.: 84-976062007 Email: dbthuy2003@gmail.com ** Nghiên cứu này được hoàn thành với sự hỗ trợ của Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà .