Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Núi Thành

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Với Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học 12 năm 2017-2018 - Trường THPT Núi Thành sau đây sẽ giúp các bạn học sinh củng cố lại kiến thức và kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho kỳ thi học kì sắp tới. Mời các bạn tham khảo! | ĐỀ MINH HỌA THEO MA TRẬN SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM NĂM HỌC 2017-2018 TỔ: HÓA ĐỊA TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH I. KIM LOẠI KIỀM, KIỀM THỔ, NHÔM Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, để bảo quản Na người ta ngâm Na trong A. dung dịch CuSO4. B. H2O. C. C2H5OH. D. dầu hoả. Câu 2: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ A. có kết tủa trắng. B. có bọt khí thoát ra. C. không có hiện tượng gì. D. có kết tủa trắng và sủi bọt khí. Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là A. ns2. B. ns1. C. (n-1)dx nsy. D. ns2 np1. Câu 4: Dãy nào dưới đây gồm các chất vừa tác dụng với dung dịch axit vừa tác dụng với dung dịch kiềm? A. AlCl3 và Al2(SO4)3 B. Al(OH)3 và Al2O3 C. Al2(SO4)3 và Al2O3 D. Al(NO3)3 và Al(OH)3 Câu 5: Cho các phát biểu sau: (a) Nước cứng là nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+. (b) Để làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước có thể dùng dung dịch Ca(OH)2. (c) Không thể dùng dung dịch Ca(OH)2 để làm mềm nước có tính cứng tạm thời. (d) Bột nhôm được trộn với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) dùng để hàn đường ray. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 6: Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do A. có màng hiđroxit Al(OH)3 bền vững bảo vệ. B. nhôm là kim loại kém hoạt động. C. có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ. D. nhôm có tính thụ động với không khí và nước. Câu 7: Trộn 10 ml AlCl3 1M với 38 ml KOH 1M. Sau phản ứng kết thúc, khối lượng kết tủa thu được là A. 0,156 gam. B. 0,780 gam. C. 0,624 gam. D. 0,390 gam. Câu 8: Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 (đktc). Giá trị của m là A. 16,2. B. 13,5. C. 32,4. D. 10,8. Câu 9: Phản ứng nào sau đây sai? A. HCl + NaAlO2 + H2O → NaCl + Al(OH)3 . B. Al2(SO4)3 + 3MgCl2 → 2AlCl3 + 3MgSO4. C. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 + 2H2O. D. NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O. Câu 10: Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2 vào nước (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Giá