Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Tình hình chất hữu cơ, mùn và các biện pháp cải thiện chất hữu cơ trong đất xám tỉnh Bắc Giang
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nhằm đánh giá thực trạng chất hữu cơ và mùn trong nhóm đất xám ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang; Đánh giá ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất tới số lượng và chất lượng chất hữu cơ và mùn trong nhóm đất nghiên cứu; Đề xuất các biện pháp cải thiện tình trạng chất hữu cơ nhằm duy trì và nâng cao độ phì nhiêu nhóm đất xám huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. chi tiết nội dung tài liệu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LUYỆN HỮU CỬ TÌNH HÌNH CHẤT HỮU CƠ, MÙN VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN CHẤT HỮU CƠ TRONG ĐẤT XÁM TỈNH BẮC GIANG CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC ĐẤT MÃ SỐ: 62 62 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, NĂM 2014 Công trình được hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Vũ Hữu Yêm 2. PGS.TS. Cao Việt Hà Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Văn Bộ Phản biện 2: PGS.TS. Lê Văn Thiện Phản biện 3: TS. Trần Đức Toàn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất hữu cơ là dấu hiệu cơ bản để phân biệt đất và mẫu chất. Chất hữu cơ là nguồn cung cấp các dinh dưỡng cho cây trồng đồng thời cũng là thành phần chi phối khả năng hấp phụ dinh dưỡng của đất. Trong quá trình phân hủy, chất hữu cơ tạo ra axit humic kích thích bộ rễ phát triển đẩy mạnh việc hút chất dinh dưỡng của cây. Số lượng, tính chất của chất hữu cơ có ảnh hưởng và quyết định đối với các tính chất: lý, hoá, sinh học và độ phì nhiêu của đất. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, chất hữu cơ trong đất bị phân giải nhanh và dễ bị rửa trôi vào mùa mưa do đó phần lớn diện tích đất tự nhiên của Việt Nam có hàm lượng chất hữu cơ không cao, chất lượng mùn kém (chủ yếu là mùn thuộc nhóm funvat và Funvat-humat). Nguồn cung cấp chính hữu cơ cho đất canh tác là tàn dư thực vật và phân hữu cơ. Hiện nay, việc đầu tư phân bón cho sản xuất, đặc biệt là trên đất đồi còn hạn chế, nhất là phân hữu cơ. Bón phân vô cơ thuận lợi hơn nhiều so với bón phân hữu cơ do quá trình chế biến, bảo quản phân hữu cơ tốn nhiều công sức hơn. Trong khi đó, nông dân ở nhiều vùng thường đốt tàn dư thực vật sau khi thu hoạch dẫn đến tình trạng suy giảm lượng chất hữu cơ tươi xâm nhập vào đất. Tất cả các tác động .