Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu góp phần phát triển công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai F1
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định được các dòng mẹ cà chua có vòi nhụy vươn dài, mẫn cảm với GA3 phù hợp cho sản xuất hạt giống cà chua lai F1 (không phải khử đực) tại vùng đồng bằng sông Hồng. Bước đầu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất hạt giống cà chua lai F1 không cần khử đực, thông qua sử dụng các dòng mẹ có vòi nhụy vươn dài, mẫn cảm với GA3. chi tiết nội dung tài liệu. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI LÊ THỊ THỦY NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT HẠT GIÓNG CÀ CHUA LAI F1 TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Di truyền và chọn giống cây trồng Mã số: 62 62 05 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2012 1 Công trình hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Người hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HOAN TS. TRỊNH KHẮC QUANG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Vào hồi , ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Sản xuất hạt giống lai cà chua (Lycopersicon escumlentum L.) là một trong những ngành mang lại lợi nhuận khổ ng lồ cho nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan(Xuất khẩu hạt giống cà chua lai mang lại cho Thái Lan 800-900 nghìn baht mỗi năm (Jirasak, 2006). Trong khi đó, Việt Nam với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, truyền thống canh tác cà chua trên 100 năm, vẫn phải nhập từ nước ngoài 4000 - 4500 kg hạt giống lai cà chua, hàng năm tiêu tốn khoảng 80-90 tỷ đồng (Trần Văn Lài và cs, 2005). Đứng trước nhu cầu và thực tế sản xuất, thời gian qua các cơ quan nghiên cứu trong nước đã cho ra đời một số giống cà chua ưu thế lai như HT7, HT42, HT160. FM20, FM29, lai số 9, HPT10, VT3., cùng với công nghệ sản xuất hạt giống ngày càng hoàn thiện. Mặc dù vậy, năng suất và chất lượng hạt giống đôi khi còn thấp, giá thành sản xuất hạt lai cao hơn từ 10 đến 30 lần so với hạt giống thuần. Điều này đã tạo tâm lý hạn chế sử dụng các giống lai của người nông dân. Do đó, giảm giá thành sản xuất , nâng cao chất lượng hạt giống là đòi hỏi bức thiết của sản xuất hiện nay. Sử dụng các dòng mẹ bất dục bào tử thể (ms), bất dục vị trí (ps, ps2) để cắt giảm công khử đực trong sản xuất hạt giống cà chua lai đã được ứng dụng rộng rãi ở